Là một bộ phận cấu tạo của mái, tường thu hồi là đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ công trình xây dựng. Tuy nhiên tường thu hồi là gì không phải ai cũng biết. Để giải quyết được vấn đề này bạn có thể điểm qua một số điều ngay sau đây.
Mục lục nội dung
Trong xây dựng, tường thu hồi là một trong số những bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, thông thường tường thu hồi đầu biên nên xây 220m và tường thu hồi giữa xây 105mm là tốt nhất.
Kết cấu chịu lực của mái nhà phải đảm bảo chịu được tác động của tải trọng tĩnh cũng như tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp, đồng thời bắt buộc phải có khả năng chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa, và bảo trì. Vì thế để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi thì cần phải bổ trụ, thông thường khoảng 2m nên bổ trụ tại vị trí gác xà gồ.
Theo các KTS tường thu hồi nên để thép chờ liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá 4m, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo. Kết cấu chịu lực của tường thu hồi trong xây dựng có thể được làm bằng các vật liệu gỗ, thép, bê tông cốt thép.
Theo khái niệm tường thu hồi thường được xây bằng gạch và đá là chủ yếu với góc nghiêng phụ thuộc vào góc nghiêng của mái. Thông thường đối với mái nhà có độ dốc lớn hoặc được giật cấp với độ nghiêng lớn thì việc thiết kế và thi công tường thu hồi cần phải đảm bảo được kết cấu của mái.
Nếu là nhà cấp 4, tường thu hồi thường là tường 110mm có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ, nên làm cửa thông gió vừa để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, vừa đảm bảo độ thoáng mát và nên xây giật cấp lớn là phương án hợp lý nhất.
Kết cấu tường ngang xây thu hồi của công trình được cho là giải pháp kinh tế hữu hiệu mặc dù nên lưu ý chiều rộng của các bước gian bị hạn chế ( tốt nhất nên nhỏ hơn hoặc bằng 4m). Vì vậy trong trường hợp cần làm các bước gian rộng thì nên dùng hình thức cầu phong, kèo hoặc dầm nghiêng thay thế.
Để tạo kết cấu mang lực của mái nhà, trong quá trình thiết kế thi công có thể lợi dụng các tường ngang chịu lực và xây tường thu hồi theo dạng thu hồi tức là nghiêng theo dốc để gác xà gồ lên. Tường thu hồi chịu lực dùng tường ngang chịu lực xây thu hồi để làm kết cấu đỡ mái, trên tường thu hồi đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè.
Là một trong số những bộ phận kết cấu chịu lực cho công trình, tường thu hồi có tác dụng cơ bản sau đây
– Đỡ vì kèo, đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái
– Phân bố trọng lực đều hơn cho mái và giữ được hình dáng chuẩn như trong bản thiết kế. Theo đó thanh đỡ mái được thi công dựa vào kiến trúc của tường thu hồi.
Trên đây là một vài đặc điểm cơ bản về tường thu hồi là gì và cũng như tác dụng của tường trong xây dựng, hy vọng sẽ bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình thiết kế và thi công. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế hay thắc mắc vui lòng gọi ngay cho Hải Mạnh chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn thành công!
Đối với các công trình nhà mái thái, nhà cấp 4 bạn có thể dễ dàng nhìn kết cấu của tường thu hồi, trong khuôn khổ một bài viết Hải Mạnh không thể liệt kê hết các trường hợp cũng như ưu nhược điểm của chúng.
Nếu muốn thấy trực tiếp, bạn có thể đến các công trình đang xây dựng mái và một bản thiết kế mọi vấn đề thắc mắc sẽ được làm sáng tỏ. Và trong quá trình đó bạn có thể đặt câu hỏi liên quan và nhờ sự tư vấn của những người thi công, có liên quan,…
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...