global banners

[Tìm hiểu] Gỗ gụ là gì? Có bao nhiêu loại? Và có tốt không?

Thứ bảy - 28/07/2018 07:55
Bạn đã nghe nhiều về cái tên gỗ gụ, nhưng những thông được tìm kiếm trước đó chưa đủ dữ liệu mà bạn cần, hôm nay 9X Interior sẽ phân tích kỹ lưỡng, đưa ra thông...

Bạn đã nghe nhiều về cái tên gỗ gụ, nhưng những thông được tìm kiếm trước đó chưa đủ dữ liệu mà bạn cần, hôm nay Hải Mạnh sẽ phân tích kỹ lưỡng, đưa ra thông tin đầy đủ tới bạn về cây gỗ gụ(gụ lau) là gì, đặc tính, phân loại và giá giúp bạn có những thông tin chuẩn và chính xác hơn.

Mục lục nội dung

  • 1 Gỗ gụ là gì?
  • 2 Đặc điểm
    • 2.1 Thân cây 
    • 2.2
    • 2.3 Quả
    • 2.4 Gỗ gụ thuộc nhóm mấy
    • 2.5 Cách nhận biết
  • 3 Phân bố
  • 4 Phân loại
  • 5 Ứng dụng
  • 6 Giá bán gỗ gụ trên m3
  • 7 Sử dụng và bảo quản
  • 8 Tìm hiểu về một số loại gỗ khác
  • 9 Lời kết

Gỗ gụ là gì?


Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis  là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,…

Gỗ gụ là sản thành phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Hiện nay Gụ được liệt vào loại cây quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác, chặt phá rừng quá mức và nó được liệt vào bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN( gọi tắt là sách đỏ là danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng). Tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Đặc điểm


Thân cây 

Hình ảnh thân cây gụ

Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao thông dụng từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình  không quá lớn như chò chỉ và ở mức đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục,….

Thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.

Hình ảnh lá và quả gụ

Là cây gụ kép lông chim một lần, chẵn; là chét 4-5 đôi hình bầu dục, dài 6 – 12cm, rộng 3,5 – 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét dài khoảng 5mm.

Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu.

Quả

Quả đậu, hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt.

Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt.

Gỗ gụ thuộc nhóm mấy

Phân bố


Trong tự nhiên, gụ phát triển tại các vùng rừng rậm nhiệt đới thướng xanh, loại cây này khá kén vùng phát triển như nơi mưa ẩm, độ cao không quá 700m so với mực nước biển, có tầng đất dày và không bị úng sau mưa lũ,….

Hiện nay loại cây này phát triển ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Phi,… còn lại rất ít và tận sâu trong rừng già.

Ngoài ra hiện nay cây gỗ gụ cũng được trồng tái sinh và trồng công nghiệp tại nhiều tỉnh tại Việt Nam và Lào với giá bán cây giống thông dụng ở mức 3 – 10.000 đồng/1cây giống tùy số lượng mua nhiều hay ít.

Phân loại


Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:

Gụ ta: Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ rất đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.

Gụ mật: Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, thông dụng tại Gia Lại và Lào.

Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.

Gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.

Ứng dụng


Gỗ gụ có tốt không

Đây là một trong những loại gỗ vô cùng quý hiếm và chất lượng vào dạng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam, chính vì vậy nếu bạn có phân vân về loại gỗ này có tốt không thì không cần bàn tới vì nó quá hoàn hảo cho một loại gỗ cao cấp.

Truyền thống

Khi công nghệ chưa phát triển, gỗ gụ có rất ít ứng dụng như: Vỏ làm thuốc nhuộm lưới đánh cá, nhộm quần áo, gỗ làm cột nhà, cột đình chùa,thuyền…. Trong tự nhiên hoa gụ còn có tác dụng làm nguồn mật tốt cho các loại ong rừng, ong nuôi.

Hiện đại

Bàn ghế làm từ gỗ gụ

Với công nghệ chế biến gỗ cao cấp như hiện nay, gỗ gụ được tận dụng tối đa trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau đặc biệt là xây dựng và thiết kế nội thất như: Bàn thờ, bàn làm việc, bàn ăn, giường ngủ, ghế, kệ tivi, sập, tủ chè, tay cầm cầu thang, cột nhà, xà nhà, nhà sàn cao cấp,…

Giá bán gỗ gụ trên m3


Hiện nay các loại gỗ nhập khẩu hoặc gụ ta có rất nhiều nhưng giá không ổn định và tăng giảm theo độ sốt của gỗ. Chỉ có gỗ gụ mật được trồng tại Gia Lai và Lào có giá ổn định ở mức 20.000.000 đồng – 24.000.000 đồng/1m3 dành cho bạn tham khảo.

Đối với các loại gỗ gụ khác, hãy liên hệ với Hải Mạnh theo số Hotline Mr Vinh: 090.480.9558 – MS Thúy: 0936.288.565 để được tư vấn về giá tốt nhất và tương hợp nhất cho sự lựa chọn của bạn.

Sử dụng và bảo quản


Gụ là một loại gỗ chất lượng cao thuộc vào dạng quý hiếm, không bị mối mọt, mục,…. Tuy vậy bạn cũng không thể dựa vào những yếu tố đó mà lơ là bảo quản chúng. Để các thành phẩm từ gụ được sáng bóng và trường tồn với thời gian chúng ta vẫn cần một số lưu ý sau:

  • Tránh và đập các vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt gỗ có thể gây xước,…
  • Tránh để gỗ nơi ẩm thấp như cạnh nhà phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bị dột khi mưa,….
  • Nên lau chùi gỗ thường xuyên để gỗ sáng bóng.

Chỉ cần với những lưu ý trên rất đơn giản, bạn đã có thể sử dụng các sản phẩm từ gỗ gụ bền vững với thời gian mà không cần lo lắng gì cả.

 

Tìm hiểu về một số loại gỗ khác


Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vât liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.

Gỗ tếchGỗ chò chỉGỗ muồng đen
Gỗ thôngGỗ kim giaoGỗ táu
Gỗ samuGỗ hươngGỗ xoan đào
Gỗ tần bìGỗ lũaGỗ gõ đỏ
Gỗ mun Gỗ căm xe Gỗ lim
Gỗ MFCGỗ veneerVật liệu Acrylic
Vật liệu laminateGỗ ghép thanh Gỗ pallet
Gỗ mdfGỗ sồi

 

Lời kết


Trên đây là những thông tin về gỗ gụ, phân loại, đặc điểm, phân bố giá bán, chúng có tốt không tới bạn đọc để có một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về loại gỗ quý hiếm này. Và Hải Mạnh còn thông tin về rất nhiều loại gỗ tự nhiên khác mà chắc chắn bạn sẽ muốn tìm hiểu về chúng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây