global banners

Gỗ ghép thanh là gì? Có tốt không? Bảng giá gỗ ghép tấm các loại

Thứ bảy - 28/07/2018 07:54
Mục lục nội dung1 Gỗ ghép thanh2 Thành phần cấu tạo3 Các kiểu ghép gỗ4 Ưu nhược điểm4.1 Ưu điểm4.2 Nhược điểm5 Ứng dụng6 Quy trình sản xuất7 So sánh gỗ ghép...

Mục lục nội dung

  • 1 Gỗ ghép thanh
  • 2 Thành phần cấu tạo
  • 3 Các kiểu ghép gỗ
  • 4 Ưu nhược điểm
    • 4.1 Ưu điểm
    • 4.2 Nhược điểm
  • 5 Ứng dụng
  • 6 Quy trình sản xuất
  • 7 So sánh gỗ ghép thanh & MDF
  • 8 Báo giá gỗ ghép thanh
  • 9 Tìm hiểu về một số loại gỗ khác
  • 10 Một số sản phẩm từ gỗ ghép thanh
  • 11 Lời kết

Gỗ ghép thanh


Gỗ tự nhiên ghép thanh là loại ván gỗ được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên (nguồn gỗ rừng trồng) với nhau bằng các công nghệ hiện đại, tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Những thanh gỗ nhỏ được xử lí tẩm sấy nghiêm ngặt trên dây chuyền hiện đại để loại bỏ hết các tác nhân có hại như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

 

Thành phần cấu tạo


Gỗ ghép thanh được cấu tạo từ những thành phần nào?

Gỗ ghép thanh cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên liên kết với nhau kết hợp keo chuyên dụng

Gỗ ghép thanh cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên liên kết với nhau kết hợp keo chuyên dụng

Như đã nói ở trên, gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ, ghép lại với nhau theo các kiểu ghép khác nhau để tạo nên thành phẩm. Đó có thể là các loại gỗ phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

Trong đó, keo UF thường được dùng để gia công nội thất còn PF với hàm lượng Formaldehyde cao hơn dùng để gia công phần vật liệu ngoại thất.

 

 

Các kiểu ghép gỗ


Dưới đây là bảng thống kê chi tiết các kiểu ghép gỗ thông dụng trên thị trường hiện nay.

Các thanh gỗ ghép đều để ở kích thước tiêu chuẩn: (1.220 x 2.440 mm) với độ dày từ ván từ 12 li đến 20 li.

 

Cơ chế ghép gỗ

Cơ chế ghép gỗ

 

Ưu nhược điểm


Ưu điểm

Bắt nguồn từ gỗ tự nhiên, gỗ ghép thanh có những ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Đa dạng về mẫu mã, bề mặt được xử lí tốt nên có độ bền màu cao, khả năng chịu xước và va đập tốt.
  • Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết vấn đề khan hiếm của gỗ tự nhiên
  • Độ bền không thua kém gỗ nguyên khối nếu trình độ gia công tốt
  • Giá thành rẻ hơn từ 20-30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối

Nhược điểm

Bên cạnh đó, gỗ ghép thanh vẫn tồn tại nhược điểm cố hữu là tính đồng đều về màu sắc và hệ vân không cao do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.

Tóm lại, với những gia đình có kinh tế vừa phải thì sử dụng nội thất bằng gỗ tự nhiên ghép thanh sẽ là một quyết định sáng suốt.

Gỗ ghép thanh có khả năng chống nước, chịu trầy xước và va đập tốt nên thường được sử dụng để làm ván lót sàn

Gỗ ghép thanh có khả năng chống nước, chịu trầy xước và va đập tốt nên thường được sử dụng để làm ván lót sàn

 

Ứng dụng


Hiện nay, nội thất làm từ gỗ ghép thanh đã trở nên khá thông dụng ở hầu hết các đô thị lớn và các tỉnh công nghiệp phát triển. Một số ứng dụng của gỗ ghép thanh trong các lĩnh vực của đời sống như:

Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng, cửa hàng, showroom

Thiết kế nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày

Sản xuất đồ nội thất ngoài trời có khả năng chống mốc, chống nước, chống mối mọt cao

Thi công sàn gỗ gia đình, văn phòng

Lót sàn trang trí

Làm kệ để đồ, kệ sách

Các sản phẩm mỹ nghệ tự chế

Sản xuất ghế hội trường, ghế rạp chiếu phim

Làm khung tranh, chạm khắc 3D hoặc in hình trên gỗ

Sản xuất giường ngủ bằng gỗ ghép thanh

Sản xuất nội thất gia đình bằng gỗ ghép thanh

Sản phẩm mỹ nghệ tự chế làm từ gỗ ghép

Sản phẩm mỹ nghệ tự chế làm từ gỗ ghép

Hiện nay, trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất nhà ở, gỗ tự nhiên ghép thanh ngày càng trở nên thông dụng không chỉ ở các đô thị mà còn lan rộng ở các tỉnh thành trên toàn quốc.

Nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại, các xưởng sản xuất đồ gỗ đã ứng dụng vào nhiều hạng mục nội thất gia đình như làm: tủ quần áo gỗ ghép, bàn làm việc gỗ ghép, tủ gỗ ghép thanh, cửa gỗ ghép thanh, giường ngủ, tủ commost, bàn ghế ăn vv…

 

Quy trình sản xuất


Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh cơ bản gồm các bước:

 Gỗ nguyên liệu sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy Ripsaw, chia nhỏ gỗ thành những thanh tiêu chuẩn.

 Gỗ được xử lí tẩm sấy để loại bỏ hết các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt

Dùng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài đặt mặc định trước (có 4 kiểu ghép như ở trên).

 Sau khi ghép với nhau thành tấm lớn, xử lí bằng khô keo để tăng độ kết dính

Cho vào máu chà nhám để làm nhẵn bề mặt

 Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện (phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn hoàn thiện)

 

Sau khi ghép xong, gỗ được đưa đi gia công bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và ứng dụng

Sau khi ghép xong, gỗ được đưa đi gia công bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và ứng dụng

 

Bạn có thể xem thêm quy trình ghép gỗ của người Nhật qua clip dưới đây:

So sánh gỗ ghép thanh & MDF


Các tiêu chí so sánh dưới đây dựa trên thực nghiệm của chúng tôi trong quá trình thi công nội thất cho nhiều căn hộ chung cư tại Hà Nội. Mời bạn đọc tham khảo:

Các tiêu chíGỗ ghép thanhGỗ MDF (chống ẩm)
Thành phầnGỗ tự nhiên + keo chuyên dụngsợi gỗ + keo hoặc hóa chất tổng hơp
Chống co ngót, cong vênhTốtTốt
Chống mối mọt, ẩm mốcTốtTốt
Khả năng chịu nướcTốtKém hơn
Giá thànhĐắt hơnRẻ hơn
Thời gian gia côngLâu hơnNhanh hơn
Tính đa dạngCó thể dán veneer, laminate hoặc phủ sơn trên bề mặt Có thể dán veneer, laminate hoặc phủ sơn trên bề mặt

 

Có thể thấy rằng đặc điểm chung của gỗ ghép và gỗ MDF là sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng do đó không làm ảnh hưởng đến nguồn gỗ tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường. Do là gỗ công nghiệp nên nên 2 loại gỗ này có giá thành khá tốt thích hợp sử dụng nhiều để chế tạo các loại bàn ghế văn phòng.

 

Báo giá gỗ ghép thanh


Dưới đây là bảng báo giá gỗ ghép với ba dòng chất liệu thông dụng nhất là gỗ tràm, gỗ thông và gỗ cao su. Các con số mà chúng tôi đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Giá bán hiện tại của gỗ ghép tương ứng với các chất liệu còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng, nguồn gỗ ghép cũng như đặc trưng công nghệ riêng của mỗi phân xưởng. Mời bạn đọc cùng tham khảo:

Bảng giá gỗ ghép thanh dành cho 3 loại gỗ thông dụng là tràm, thông và cao su

 

Tìm hiểu về một số loại gỗ khác


Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.

Gỗ tếchGỗ chò chỉGỗ muồng đen
Gỗ thôngGỗ gụGỗ táu
Gỗ samuGỗ hươngGỗ kim giao
Gỗ tần bìGỗ lũaGỗ gõ đỏ
Gỗ munGỗ xoan đàoGỗ căm xe
Gỗ MFCGỗ veneerVật liệu Acrylic
Vật liệu laminateGỗ lim Gỗ pallet
Gỗ mdfGỗ sồi 

 

Một số sản phẩm từ gỗ ghép thanh


Tủ bếp làm từ gỗ sồi tự nhiên ghép thanh

Tủ bếp làm từ gỗ sồi tự nhiên ghép thanh

Sản phẩm bàn trà rất đẹp làm từ gỗ beech (dẻ gai) ghép thanh

Sản phẩm bàn trà rất đẹp làm từ gỗ beech (dẻ gai) ghép tấm

Sàn gỗ tự nhiên ghép thanh

Sàn gỗ tự nhiên ghép tấm

Giường ngủ làm từ gỗ sồi ghép thanh

Giường ngủ làm từ gỗ sồi ghép thanh

Tủ tài liệu văn phòng làm từ gỗ teak ghép thanh

Tủ tài liệu văn phòng làm từ gỗ tếch ghép thanh

Ghế ngồi làm từ gỗ thông ghép thanh

Ghế ngồi làm từ gỗ thông ghép thanh

Trần nhà sáng tạo với gỗ tự nhiên ghép thanh

Trần nhà sáng tạo với gỗ tự nhiên ghép thanh

Bộ đôi bộ ghế làm từ pallet gỗ thông ghép thanh

Bộ đôi bộ ghế làm từ pallet gỗ thông ghép thanh

Bàn ghế ăn từ gỗ ghép thanh

Bàn ghế ăn từ gỗ ghép thanh bề mặt phủ sơn bóng

 

Lời kết


Trên đây là một số chia sẻ của Hải Mạnh về dòng gỗ tự nhiên ghép thanh. Hi vọng với những đặc tính và ưu điểm của mình, gỗ ghép thanh có thể giúp bạn hoàn thiện một số hạng mục nội thất của mình trong tương lai. Đừng quên ghé thăm chuyên mục VẬT LIỆU NỘI THÂT để tìm hiểu thêm các nguồn vật liệu phong phú khác được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nhà ở, các bạn nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây