global banners

Tìm hiểu về Cây Gỗ Samu (Sa mộc) là gì, có tốt không?

Thứ bảy - 28/07/2018 07:00
Bạn đã nghe đến cái tên gỗ sa mu, cây samu,… nhưng bạn chưa biết loại cây gỗ này có các đặc điểm nhận dạng, cách phân biệt chúng với các loại cây gỗ khác, nó có...

Bạn đã nghe đến cái tên gỗ sa mu, cây samu,… nhưng bạn chưa biết loại cây gỗ này có các đặc điểm nhận dạng, cách phân biệt chúng với các loại cây gỗ khác, nó có tốt không, trồng ở đâu,… Hôm nay hãy cùng Hải Mạnh đi tìm câu trả lời nhé.

Mục lục nội dung

  • 1 Cây Samu
    • 1.1 Cây samu
      • 1.1.1 Thân cây
      • 1.1.2
      • 1.1.3 Rễ cây
    • 1.2 Đặc điểm sinh thái
  • 2 Gỗ Samu
  • 3 Ứng dụng
    • 3.1 Phản gỗ samu
    • 3.2 Tượng gỗ samu
    • 3.3 Đũa gỗ samu
    • 3.4 Tinh dầu samu
    • 3.5 Trồng làm phong cảnh
  • 4 Các biện pháp trồng và khai thác
  • 5 Tìm hiểu về một số loại gỗ khác
  • 6 Lời kết

Cây Samu


Cây samu

Video về cây samu 1000 năm tuổi cao hơn 60m và đường kính 3,7m

Cây samu

Cây samu

Cây samu hay còn có tên gọi khác đó là chi sa mộc, tên khoa học đặt theo tên bác sỹ người Anh Dr. James Cunningham là Cunninghamia. Đây là cây thuộc họ bách (hoàng đàn với 27 – 30 chi và khoảng 130 – 140 loại dải khắp trên thế giới). Cây samu được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam sau đó được nhân giống trồng ở nhiều nước trên thế giới.

Thân cây

Cây sa mu dầu có đường kính hơn 5,5m phải hàng chục người giang tay mới bao quanh được nó.

Cây sa mu dầu có đường kính hơn 5,5m phải hàng chục người giang tay mới bao quanh được nó.

Đặc điểm của thân cây samu đó là tròn, thẳng đứng, chiều cao của một cây trưởng thành khoảng từ 20 – 30m, đường kính thường dựa vào độ tuổi của cây có thể lớn hơn 2m. Vỏ cây màu nâu hoặc nâu xám, vỏ nứt dọc thân theo mùa.

Một đặc trưng nữa của loại cây này đó là lõi của thân thường bị rỗng do di truyền từ giống chính vì vậy khi nhân giống cần lựa chọn cẩn thận cây cha.

Đây là một loại cây tương hợp với khí hậu lạnh nhưng cũng phát triển được ở những nơi cận xích đạo, là hình trụ đặc trưng thuộc loại lá kim, mọc tương tự lá thông, với các lá kim ngạnh mềm, lá rất dai, cứng và màu xanh lục. Lá cây dài từ 2 – 7cm, rộng 3mm- 5mm. Trong thời tiết lạnh giá như tuyết rơi tại các tỉnh vùng cao lá có thể chuyển sang màu nâu đồng.

Hoa – Quả

Cây sinh trưởng đến khoảng 10 năm tuổi là bắt đầu có thể ra hoa. Do màu nón(cụm hoa) dễ lẫn với lá chính vì vậy chúng ta thường khó nhìn thấy, hoa thường mọc vào cuối mùa xuân. Hoa đực mọc thành nón với 10 – 30 hoa mọc tại đầu cành, nón cái mọc đơn lẻ với 2 – 3 hoa lại với nhau và mọc tại gốc lá. Vào đầu mùa đông chồi sẽ chín dài khoảng 3 – 4cm hình trứng, vỏ có các vẩy nhìn gần giống vỏ quả dứa, hạt chứa trong các vẩy từ 3 – 5 hạt. Mùa thu hoạch quả vào giữa tháng 10 – cuối tháng 12 dương lịch.

 

Rễ cây

Rễ cọc(rễ chính) thường ít phát triển sâu vào lòng đất, thay vì đó chúng mọc ngang, ăn nông, tận dụng lớp dinh dưỡng từ lớp bề mặt.

Đặc điểm sinh thái

Cây samu sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 15 – 20, lượng mưa 1500 – 2000mm trên một năm và độ ẩm 75%, vùng núi cao nhiều xương mù và ánh sáng tán xạ.

Cây samu ưa đất ẩm, đá vôi, đá phiến thạch sét hoặc đá phiến mica, đá macma, đất thoát nước tốt, nhiều mùn, có độ PH > 5, ưa sáng và không thích hợp sinh trưởng trên đất có nồng độ kiềm cao hoặc đất nhiễm mặn.

Cây samu sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ôn hòa

Cây samu sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ôn hòa

Samu cũng là loại cây ưa sáng, phát triển rất nhanh và vươn lên tầng trên nếu mọc cùng các loại cây rừng khác.

 

Gỗ Samu


Đây là một loại gỗ quý thuộc nhóm I (nhóm 1) các cây gỗ quý có mặt tại rừng tự nhiên và rừng trồng tại Việt Nam.

Gỗ samu có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu, khá bền với điều kiện tự nhiên, ít bị mối mọt tốt tương tự như Hồng Sam và cây Bách (Nhật Bản), màu gỗ vàng đậm hoặc hồng nhạt tùy cây, vân gỗ rõ nét.

Ứng dụng


Tại Việt Nam và Trung Quốc loại gỗ này được ưa dùng làm vật liệu thi công nội thất nhà ở như cầu thang, cửa, bàn ghế, tủ, sàn, dựng đình chùa, miếu, đóng thuyền, đồ gia dụng, quan tài,…. Và dưới đây chúng ta sẽ cùng tham khảo một vài ứng dụng và hình ảnh thức tế của loại gỗ này:

Phản gỗ samu

Hiện nay các đồ nội thất là từ gỗ samu chủ yếu là phản, bàn ghế, sập, tủ, đóng giường,…

Tượng gỗ samu

Một ứng dụng thông dụng tại Trung Quốc và một số tỉnh vùng cao đó là sử dụng loại gỗ này để đục – đẽo thành tượng phật dùng để thờ cúng tại các chùa, miếu,…

Đũa gỗ samu

Các loại đũa gỗ được sử dụng nhiều tại các gia đình, nhà hàng,… cũng được chế biến nhiều từ gỗ samu với ưu điểm gỗ có mùi thơm nhẹ, thẳng, không cong vênh và chịu được lực uống, ép nhẹ mà không bị gẫy.

Tinh dầu samu

Tinh dầu samu

Tinh dầu samu

 

Tinh dầu samuTrong y học, có khá nhiều tiềm năng được khai thác từ loại cây này, cụ thể tinh dầu được triết xuất có tác dụng hỗ trợ các bệnh xương khớp, bỏng, các vết thâm tím – bầm dập, bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, mụn, các bệnh ngứa ngáy lở loét,…

Trồng làm phong cảnh

Với đặc điểm cây cao, mọc thẳng, dáng rất đẹp chính vì vậy tại các thành phố lớn nhỏ trên cả nước, trường học, bệnh viện, công viên, đường phố loại cây này được trồng như một loại cây cảnh khá được ưa chuộng.

Các biện pháp trồng và khai thác


Các ứng dụng nhân giống giúp cây samu tránh được mầm bênh, phát triển tốt trong mọi điều kiện môi trường

Các ứng dụng nhân giống giúp cây samu tránh được mầm bênh, phát triển tốt trong mọi điều kiện môi trường

Hiện nay cây Samu già trong tự nhiên thường có dấu hiệu tại sinh kém bằng trồi chính vì vậy tại Việt Nam, các biện pháp nhân giống đã được phát triển từ nhiều năm mang lại hiệu quả cao tại các trang trại, viện nghiên cứ hoặc thậm trí từ cả những người nông dân.

Tiêu biểu có nông dân Vừng Chả Chống dân tộc người Mông tại Kỳ Sơn Nghệ An sở hữu khoảng 1500 cây Samu. Ngoài ra còn nhiều rừng trồng gỗ thay thế việc khai thác trong tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao với trữ lượng 300 – 400m3/1ha, tăng trưởng 10 – 15m3/1ha/1 năm.

 

Tìm hiểu về một số loại gỗ khác


Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.

Gỗ tếchGỗ chò chỉGỗ muồng đen
Gỗ thôngGỗ gụGỗ táu
Gỗ kim giaoGỗ hươngGỗ xoan đào
Gỗ tần bìGỗ lũaGỗ gõ đỏ
Gỗ mun Gỗ căm xe Gỗ lim
Gỗ MFCGỗ veneerVật liệu Acrylic
Vật liệu laminateGỗ ghép thanh Gỗ pallet
Gỗ mdfGỗ sồi 

 

Lời kết


Trên đây là một số chia sẻ của Hải Mạnh về dòng gỗ Samu đang có mặt trên thị trường. Các bạn có thể đón đọc những thông tin thú vị về các loại gỗ thông dụng ở thị trường Việt Nam tại chuyên mục GỖ TỰ NHIÊN của chúng tôi. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình lựa chọn loại gỗ thích hợp cho các hạng mục thi công nội thất trong tương lai của mình.

Chúc các bạn thành công!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây