global banners

Biện pháp thi công đóng cừ tràm an toàn chất lượng 2018

Thứ bảy - 28/07/2018 06:59
Mục lục nội dung1 Đóng cừ tràm là gì?2 Ưu nhược điểm của biện pháp thi công đóng cừ tràm3 Một vài lưu ý khi thi công đóng cọc cừ tràm4 Phương pháp hạ cọc của...

Mục lục nội dung

  • 1 Đóng cừ tràm là gì?
  • 2 Ưu nhược điểm của biện pháp thi công đóng cừ tràm
  • 3 Một vài lưu ý khi thi công đóng cọc cừ tràm
  • 4 Phương pháp hạ cọc của biện pháp thi công đóng cừ tràm
  • 5 Lời kết

Đóng cừ tràm là gì?


Hiểu một cách đơn giản, biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm là biện pháp thi công gia cố nền móng cho các công trình có tải trọng nhỏ, công trình dưới 4 tầng và đặc biệt tương hợp với các công trình nhà ở trong ngõ hẻm hay các ngôi nhà nằm trên mạch nước ngầm, môi trường ẩm ướt. Phương pháp thi công này thường được ứng dụng thông dụng ở khu vực miền Nam và thay thế cho biện pháp thi công đóng cọc tre của người dân Miền Bắc.

Thi công đóng cọc tràm là biện pháp thi công gia cố nền móng sử dụng thông dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ

Thi công đóng cọc tràm là biện pháp thi công gia cố nền móng sử dụng thông dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ

Theo các KTS xây dựng, cọc tràm thường được ưa chuộng sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước nhằm vừa giúp nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền một cách tốt nhất vừa giúp nâng cao tuổi thọ của cọc. Thực tế thì cách đóng cừ tràm chỉ nên đóng trong đất luôn ẩm ướt để tràm không bị mục nát, mối mọt, trường hợp đóng cọc cừ tràm trong đất khô không có nước thì cừ tràm sẽ rất nhanh bị mục nát và làm đất yếu đi.

 

Ưu nhược điểm của biện pháp thi công đóng cừ tràm


So với các phương pháp khác, gia cố nền đất nền bằng cách đóng cừ tràm sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều, do nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư khá hiệu quả. Biện pháp thi công đóng cừ tràm thường được lựa chọn sử dụng sau khi các biện pháp khác như ép cọc, đóng cọc nhồi không thể thực hiện và có thể đóng thủ công hoặc đóng trực tiếp bằng máy. Thêm vào đó, cọc tràm có thể có tuổi thọ trong vòng 60-70 năm trong điều kiện đất ẩm nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện thi công đóng cọc cừ tràm đòi hỏi đơn vị thi công, thiết kế phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn đủ để triển khai cao, để đảm bảo công trình không bị nghiêng sau khi xây dựng. Mặt khác, theo giới chuyên môn biện pháp thi công này có quy trình khá phức tạp, tỉ mỉ nên thời gian thi công nhiều hơn các phương pháp khác.

Ngoài ra việc khai thác cừ tràm ngày càng nhiều nên không dễ tìm được cọc theo yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng đồng thời sử dụng cọc cừ tràm phải đào sâu 1,8 – 2,2m nên tránh làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác.

So với các phương pháp khác, gia cố nền đất nền bằng cách đóng cừ tràm sẽ có giá thành rẻ hơn

So với các phương pháp khác, gia cố nền đất nền bằng cách đóng cừ tràm sẽ có giá thành rẻ hơn

 

Một vài lưu ý khi thi công đóng cọc cừ tràm


  • Tiêu chuẩn thi công đóng cừ tràm cần lựa chọn cừ tràm thẳng và tươi có chiều dài 4 – 5m, đường kính gốc trung bình 10 – 12cm, đường ngọn 6 – 8cm và phải đóng với mật độ 16 – 25 cây/m² thì sức chịu tải của đất mới đạt 0,6 – 0,9 kg/cm² là tốt nhất.
  • Về độ sâu, nên đặt vị trí của cừ tràm ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm và đất vẫn ẩm ướt, có độ bão hòa cao, để đảm bảo đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô, không bị mục.
  • Sau khi đóng cọc cừ tràm xong nên tiến hành tạo lớp lót bằng bê tông đá theo tỉ lệ 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối chắc chắn, sau đó tiếp tục thi công phần tiếp theo.
  • Đặc biệt không nên lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng.
  • Về trình tự thi công đóng cừ tràm nên đóng theo nguyên tác đinh ốc tức là thực hiện từ ngoài vào trong, từ xa về gần, lớn đóng trước, nhỏ đóng sau, đóng cừ tràm xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Trong trường hợp là dải cọc hoặc hàng cọc thì nên đóng theo hàng tuần tự, còn đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.

 

Phương pháp hạ cọc của biện pháp thi công đóng cừ tràm


Tùy vào địa hình và nhu cầu gia chủ, phương pháp thi công đóng cừ tràm có thể hạ cọc theo 2 cách chủ yếu sau đây:

  • Hạ cọc bằng thủ công: Với cách này bạn có thể dùng vồ gỗ rắn để đóng, để tránh dập nát đầu cọc bắt buộc phải dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cừ tràm đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc để đảm bảo thẩm mỹ cho công trình. Trường hợp nền đất yếu, đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
  • Hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.

Mời bạn đọc xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về cách thi công đóng cọc cử tràm nhé

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ của Hải Mạnh về biện pháp thi công đóng cừ tràm. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần tư vấn chi tiết cụ thể hơn vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây