global banners

Tiêu chuẩn đóng cọc tre an toàn và mới nhất 2018

Thứ bảy - 28/07/2018 07:00
Biện pháp thi công đóng cọc tre là một phương pháp rất hay dùng trong dân gian khi gia cố nền đất yếu cho các công trình móng nhà chịu tải trọng không lớn như...

Biện pháp thi công đóng cọc tre là một phương pháp rất hay dùng trong dân gian khi gia cố nền đất yếu cho các công trình móng nhà chịu tải trọng không lớn như móng nhà dân, nhà ở, nhà cấp 4,… Được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí khá hiệu quả cho chủ đầu tư mặc dù quy trình thi công khá phức tạp và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối đa nhất.

Chính vì thế một vài thông tin tiêu chuẩn về đóng cọc tre mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây sẽ là những gợi ý không thể bỏ qua cho bạn trong quá trình thi công công trình xây dựng.

 

Mục lục nội dung

  • 1 Biện pháp thi công đóng cọc tre nên áp dụng trong trường hợp nào?
  • 2 Tiêu chuẩn đóng cọc tre an toàn
    • 2.1 Về cọc tre
    • 2.2 Về kỹ thuật đóng cọc tre
  • 3 Quy trình thi công đóng cọc tre
  • 4 Lời kết

Biện pháp thi công đóng cọc tre nên áp dụng trong trường hợp nào?


Đóng cọc tre là giải pháp gia cố nền đất yếu cho các công trình móng chịu tải trọng không lớn khá hiệu quả

Đóng cọc tre là giải pháp gia cố nền đất yếu cho các công trình móng chịu tải trọng không lớn khá hiệu quả

Thông thường, phương pháp đóng cọc tre được sử dụng nhiều để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào. Theo các KTS, đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng từ đó nâng cao sức chịu tải của đất nền cho công trình.

Biện pháp thi công đóng cọc tre này được sử dụng nhiều ở miền Bắc, những vùng đất ẩm ướt, ngập nước hay trên những mô đất lấp từ ao là chủ yếu vì tuổi thọ của cọc tre thường từ 50-60 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên nếu dùng trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát và làm nền đất yếu đi.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các cọc tre sẽ rơi vào khoảng 20-25cm là vừa đủ hoặc 16-25 cọc/m2 là đáp ứng tiêu chuẩn thi công đóng cọc tre, dày hơn nữa thì không thể đóng được và rất khó để thi công.

 

Tiêu chuẩn đóng cọc tre an toàn


Về cọc tre

  • Tre làm cọc tốt nhất nên chọn tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi với đường kính tối thiểu phải trên 6cm và bắt buộc không bị cong vênh quá 1 cm/ 1 dm cọc. Độ dày của  ống tre tối thiểu không được nhỏ hơn 10 mm. Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu là từ 10-15 mm và khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.
  • Tiếp theo đầu trên của cọc tre tiên lấy về phân gốc phải cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm để làm mũi cọc là tốt nhất.
  • ·Chiều dài của mỗi cọc tre từ 2 – 3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.
Nên ưu tiên sử dụng tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi với đường kính tối thiểu phải trên 6cm

Nên ưu tiên sử dụng tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi với đường kính tối thiểu phải trên 6cm

Về kỹ thuật đóng cọc tre

  • Theo các KTS để công trình đạt hiệu quả tốt nhát nên để dựng thẳng cọc trong suốt quá trình đóng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng, không được để cho cọc đi xuống theo hướng nghiêng.
  • Nên lót tậm đệm vào mỗi đầu cọc trong quá trình đóng để tránh bị vỡ đầu cọc.
  • Lưu ý trong quá trình đóng chỉ nên đóng từng cọc một, không đóng quá nhiều cọc một lúc.
  • Phải đặt được độ sâu kỹ thuật trước khi đóng và đóng cọc phải theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi theo đường xoáy chôn ốc.

 

Quy trình thi công đóng cọc tre


Tiêu chuẩn gia cố nền bằng cọc tre thông dụng hiện nay có 2 phương pháp hạ cọc được sử dụng thông dụng sau:

Phương pháp hạ cọc bằng máy: Phương pháp này sử dụng gầu máy đào và ép cọc, máy nén khí sử dụng trong trường hợp này thường là loại có công suất nhỏ, áp lực khi nén khoảng bằng 4-8 atm, một máy nén khí có thể dùng đồng thời cho 5-6 máy đóng cọc tre. Ngoài ra, một số nơi hiện nay đã cải tiến búa máy phá bê tông bằng cách chụp thêm một mũ chụp để cọc tre để giúp quá trình thi công diễn ra nhanh hơn, đỡ vất vả và có thể đóng cọc tre trong hố móng có dưới 20 cm nước khá dễ dàng hơn trước kia.

Phương pháp hạ cọc bằng máy chủ yếu được sử dụng nhiều khi thi công đóng cọc tre cho các công trình xây dựng

Phương pháp hạ cọc bằng máy chủ yếu được sử dụng nhiều khi thi công đóng cọc tre cho các công trình xây dựng

Phương pháp hạ cọc thủ công: Đây là phương pháp vẫn sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở nông thôn với dụng cụ chính là vồ gỗ rắn loại có trọng lượng từ 8 -10 kg cho 1 người hoặc 2 người để đóng. Để tránh làm dập nát đầu cọc tre thì có thể bịt đầu cọc bằng sắt, sau khi đóng xong thì cưa bỏ phần đầu cọc bị dập nát, nếu cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc dập nát thì nhổ bỏ. So với phương pháp thực hiện bằng máy thì biện pháp này mất khá nhiều phương thời gian và công sức.

Lời kết


Trên đây là một vài thông tin về tiêu chuẩn đóng cọc tre đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và thông dụng nhất hiện nay, hy vọng qua bài viết này Hải Mạnh sẽ giúp bạn có thể bỏ túi thêm một vài kinh nghiệm để đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây