Mục lục nội dung
Theo định nghĩa trên Wiki, hệ thống chống sét(cột thu lôi) là một loạt những công cụ có khả năng thu sét và phân tán chúng, bảo vệ hệ thống điện, nhà ở, con người khỏi tác hại của sét.
Luồng sét có thể tạo ra công suất lên đến 200KA. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa, chống sét, bạn sẽ phải chịu tổn thất lớn. Thậm chí là thiệt hại về người.
Hiện nay, hệ thống chống sét được sử dụng khá thông dụng trong tất cả các công trình điện dân dụng, hệ thống cột điện, trạm biến áp, các công ty, nhà xưởng, nhà ở….
Vậy, hệ thống chống sét gồm những gì?
Tùy vào công nghệ chống sét mà cấu tạo của hệ thống chống sét sẽ có sự thay đổi về các chi tiết. Nhìn chung, cấu tạo hệ thống chống sét có 3 phần cơ bản:
Được đặt ở vị trí cao nhất để chặn dòng sét trước khi nó đánh tới công trình nhà ở.
Có thể sử dụng một hay nhiều kim thu sét cho một công trình.
Đóng vai trò như dây dẫn sét đến hệ thống tiếp địa. Đảm bảo chiều dài dây dẫn vừa đủ, sử dụng chất liệu tốt. Tránh tình trạng bị nóng, chảy.
Nhận dòng sét và phân tán nó vào đất. Hệ thống tiếp địa phải đảm bảo chôn đúng độ sâu, đúng tiêu chuẩn.
Lắp đặt hệ thống chống sét là biện pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho căn nhà của bạn, những người thân của bạn. Hơn nữa, nó chính là tường rào bảo vệ hệ thống điện trong nhà, các thiết bị điện.
Do đó, lắp đặt hệ thống chống sét là cần thiết và khẩn cấp. Nhất là trong mùa mưa giông, bão hiện nay. Nếu bạn không muốn nhìn thấy những thiệt hại không đáng có, nên trang bị ngay hệ thống chống sét.
« Vùng bảo vệ » của hệ thống chống sét chính là phạm vi an toàn mà cột chống sét có tác dụng. Vùng bảo vệ này không đồng đều, giảm dần theo khoảng cách của chủ thể với cột thu sét.
Áp dụng theo tiêu chuẩn NFC 17-102 Pháp hoặc IEC 21186-96 để tính toán được phạm vi bảo vệ cấp độ 1, 2, 3 hay 4 của hệ thống chống sét. Từ đó, tính toán vị trí, độ cao của kim thu sét và dây tiếp địa. Đây chính là những yếu tố quan trọng quyết định bán kính của vùng bảo vệ.
Đây là phương pháp chống sét được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.
Nguyên lý chống sét của cột thu lôi là gắn thanh sắt nhọn hướng lên trời. Sau đó, dùng dây sắt phi 0,04 nối xuống đất, chôn sâu.
« Vùng bảo vệ » của cột thu lôi bằng hình nón có bán kính tính bằng đáy chiều cao của cột. Dựa vào đó, bạn hãy tính toán sao cho hợp lý và an toàn.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, lắp đặt đơn giản. Tuy nhiên, phạm vi bảo vệ hẹp, hiệu quả không phải tuyệt đối.
Đây là công nghệ chống sét hiện đại được ứng dụng ở nhiều nước phát triển. Khả năng bảo vệ, chống sét tuyệt đối. Tuy nhiên, giá thành lắp đặt cao, ít tương hợp.
Cấu tạo của hệ thống chống sét gồm các đầu phát ion dương bằng thép mạ đồng. Dây dẫn sét làm bằng đồng với tiêu chuẩn của tiết diện dây dẫn từ 50mm2 đến 75mm2 .
Cọc tiếp địa gồm nhiều cọc. Tùy vào diện tích nhà ở cần bảo vệ mà số cọc tiếp địa sẽ thay đổi. Khoảng cách giữa các cọc từ 80 cm – 1m.
Chống sét bằng công nghệ tiêu tán mây điện tích
Hệ thống chống sét này được phát triển bởi Công ty Treamer Internaional AG Để phát huy hiệu quả tối đa, hệ thống chống sét hoạt động theo nguyên lý : tích tụ điện áp và giải phóng năng lượng điện bằng lỗ thoát hồ quang.
Ưu điểm của hệ thống này là cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng. Có thể sử dụng bảo vệ nhà ở dân dụng, hệ thống dây điện.
Dựa vào cấu tạo của nhà ở là nhà cao tầng hay nhà ngói, nhà 1 tầng… Phạm vi cần bảo vệ sét đánh để chọn công nghệ chống sét hiệu quả nhất.
Xem xét vị trí lắp đặt hệ thống chống sét là sắt/ tôn hay bê tông. Từ đó, lựa chọn khoảng cách hợp lý để lắp đặt cột thu lôi và dây thoát sét.
Kim thu sét được làm từ kim loại có độ dài từ 0,5-1,5m. Tùy vào phạm vi thu sét bạn mong muốn mà có thể lắp 3 – 5 kim thu sét.
Chất liệu dây dẫn thoát sét nên sử dụng đồng tròn để dẫn điện hiệu quả. Dây dẫn được mạ kẽm có tiết diện 50mm2 trở lên.
Trong quá trình lắp đặt, bạn nên chú ý để dây dẫn có thể thẳng nhất, hạn chế các mối hàn trên dây dẫn thoát sét.
Mỗi nhà có tối thiểu 2 dây thoát sét.
Tính toán hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định. Khi sét đánh xuống hệ thống chống sét phải đảm bảo đồng bộ, tiêu tán sét nhanh nhất có thể.
Gắn kim thu sét đúng vị trí, sau đó hàn các kim thu sét lại với dây dẫn thoát sét. Nối dây thoát sét với cọc tiếp địa. Nên chọn vị trí cọc tiếp địa cách xa sàn nhà (khoảng cách ít nhất 2m. Nơi chôn dây tiếp địa phải đào rãnh sâu ít nhất 0,5m.
Lấp lại mặt bằng như cũ. Sau đó, kiểm tra lại các mối hàn. Để đảm bảo hệ thống chống sét hiệu quả, bạn nên đo lại điện trở của đất. Nếu điện trở nhỏ hơn giá trị của dây tiếp địa tức là đã hoàn thiện. Ngược lại, nếu giá trị này lớn hơn, bạn phải đào thêm cọc tiếp địa.
Bước kiểm định chống sét vô cùng quan trọng, nó đảm bảo an toàn cho người dùng, đánh giá chính xác về hiệu qảu của hệ thống chống sét bạn lắp đặt.
Nếu hệ thống chống sét không đảm bảo đúng kỹ thuật thì khi có sét, hậu quả sẽ vô cùng khôn lường.
Hơn nữa, trải qua thời gian nắng, mưa, hệ thống chống sét sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Do đó, cần kiểm tra thường xuyên.
Những chia sẻ về cách làm chống sét cho nhà ở hiệu quả trong mục tư vấn xây dựng trên đây hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ về hệ thống chống sét.
Chúc các bạn thành công!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn