Mục lục nội dung
Móng cọc là loại móng được sử dụng thông dụng cho các công trình có tải trọng lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc bao gồm có đài và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu và xung quanh nó.
Chính vì thế móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các công trình chịu tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm dưới sâu, giảm được biến dạng lún và lún không đều, đặc biệt là trong các ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu đường, thuỷ lợi – thuỷ điện,…
Ở Việt Nam, cọc tre, cọc cừ tràm được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng thông dụng cho các công trình xây dựng. Ngày nay để gia cố nền đất, các đơn vị thi công sẽ sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
Có thể bạn quan tâm: Móng đơn là gì ? Tìm hiểu cấu tạo móng đơn chuẩn
Thông thường móng cọc sẽ được phân thành 2 loại cơ bản sau đây:
Cấu tạo móng cọc gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc.
Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, nhằm truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn, đảm bảo cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định.
Trong quá trình thi công móng cọc, cọc có thể được làm bằng gỗ, bê tông hoặc thép.
Đài cọc là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc.
Ngoài móng cọc, móng băng cũng là một trong những loại móng nhà được ưa chuộng, đảm bảo độ bền của công trình. Bạn có thể tham khảo móng băng trong bài viết: [Hỏi – Đáp] Móng băng là gì? Tìm hiểu quá trình thi công móng băng
Công việc đầu tiên cần làm khi bắt tay vào quá trình thi công móng cọc chính là chuẩn bị mặt bằng, khảo sát địa chất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra cọc để phục vụ cho việc thi công có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không, loại bỏ các loại cọc không đảm bảo về yêu cầu về kĩ thuật để đảm bảo chất lượng cho công trình thi công tối đa nhất.
Để quá trình thi công móng cọc được đảm bảo chất lượng, hiệu quả về sau bạn cần tiến hành kiểm tra thật kỹ khu đất thi công để đảm bảo mọi yêu cầu kỹ thuật an toàn trong quá trình thi công. Tiếp theo bạn cần xác định chính xác vị trí ép cọc cũng như chuẩn bị đầy đủ thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình thi công. Lưu ý kiểm tra và lắp đặt đúng quy trình và vị trí thiết kế, đảm bảo về công năng của thiết bị và độ an toàn của con người thi công, tránh làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình.
Bước 1:
– Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh hướng mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc theo thẳng đứng, không nghiêng. Chú ý căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc, độ sai lệch tâm không quá 1 cm nhằm tránh làm ảnh hường đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc.
– Đầu trên của thanh cọc ép C1 phải được gắn vào thanh định hướng của khung máy, đảm bảo về phương hướng và độ an toàn trong quá trình ép cọc. Trường hợp máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( đầu pittong ) bắt buộc phải có thanh định hướng.
– Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực, thực hiện một cách chậm đều để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
– Khi phát hiện thấy cọc ép bị nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.
Bước 2:
– Tiến hành ép các cọc ép tiếp theo đến độ sâu thiết kế (C2 nối tiếp với C1).
– Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc, các mối nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%. Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô.
– Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 kg/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.
– Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế.
– Tiến hành ép cọc C2, tăng dần áp lực để cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.
– Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, trường hợp mũi cọc gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn tránh làm ảnh hưởng đến mối hàn ép. Đồng thời giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
– Trong quá trình ép cọc bê tông, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép. Theo yêu cầu, trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép. Lưu ý khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên, cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.
Bước 3:
Khi tiến hành ép đoạn cọc cùng được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế. Đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho cọc khác.
Bước 4:
– Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc. Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất, dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.
– Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 được đặt trước ở hố móng thứ 2. Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.
– Lặp lại công việc ép cọc tương tự như bước đầu tiên.
– Sửa thẳng và đánh gỉ.
– Cắt và uốn cốt thép theo hình dạng của móng.
– Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
– Khung cốt thép sau khi nối phải bền chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng hay hỏng hóc do tải trọng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
– Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng và kích thước và được lắp ráp đúng yêu cầu kỹ thuật làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông, tránh không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.
– Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán, lắp đặt đúng quy cách cũng như đảm bảo các yếu tố nâng đỡ trong quá trình thi công. Ngoài ra gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.
– Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị và xác định cao độ một cách chính xác.
– Sử dụng bê tông lót để để lót nền đất trước khi đổ bê tông móng. Bê tông lót phải đặc chắc, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường xung quanh như dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh thi công, và có chiều dày khoảng 10cm để đảm bảo tác dụng làm sạch đáy bê tông móng, giữ cho đáy móng có bề mặt bằng phẳng.
– Quá trình đổ bê tông là quá trình đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng của công trình. Bê tông thi công phải được trộn đúng quy cách, thời gian nhào trộn cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng.
– Mặt cắt bê tông thường có dạng hình thang, mái dốc nhỏ.
– Sau khi đổ bê tông, cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông tăng khả năng kết dính của bê tông.
– Trong quá trình đổ bê tông, cần có những biện pháp để tránh hố móng bị ngập nước để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông thành phẩm.
– Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu khi bảo dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Hải Mạnh nhằm giúp giải đáp thắc mắc móng cọc là gì và tổng hợp những kiến thức cần biết về quy trình thi công móng cọc. Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đã có thêm bỏ túi thêm kinh nghiệm cần thiết để bắt tay vào thực hiện và giám sát quá trình thi công móng cọc đảm bảo chất lượng nhất.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin liên quan đến móng cọc ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...