Mục lục nội dung
MDF là viết tắt của từ gì? MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình).
Thành phần chính tạo nên gỗ MDF là các loại gỗ tự nhiên, mảnh vụn, nhánh cây vv… được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Sau đó sợi gỗ được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại, rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm.
Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1m2x2m4 với nhiều độ dày gỗ MDF khác nhau 2.3mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 4.5mm, 4.75mm,5.5mm, 6.0mm, 8.0mm, 9.0mm, 12.0mm, 15.0mm, 16.0mm, 17.0mm, 18.0mm, 19.0mm, hay 25.0mm tùy vào mục đích sử dụng.
Gỗ MDF
Những tấm gỗ MDF đầu tiên ra đời tại một xưởng sản xuất có tên là Deposit tại New York, Mỹ, sau đó được lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực và có những bước tiến vượt bậc đến tận ngày nay. Sự ra đời của ván MDF là một thành tự lớn đối với nền công nghiệp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung khi chỉ sau 6 năm phát triển đã có 3 nhà máy đặt ở Mỹ và sản lượng đạt 133,000m3/năm. Tuy nhiên, đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340,000 m3/năm.
MDF có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta ép ván MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất.
Sở dĩ gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất. Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF cũng có thể kết hợp với veneer nhân tạo hoặc veneer gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì vv… mang lại nét hiện đại và sang trọng.
Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất
Một số vật liệu bề mặt công nghiệp khác như poly, men trắng, acrylic, giấy keo vv… cũng có thể kết hợp với cốt ván MDF để tạo nên thành phẩm. Để tối ưu tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm, người ta áp dụng công nghệ dán cạnh bằng chỉ nhựa pvc đồng màu, giúp ván không ngấm nước và sự xâm nhập của hóa chất từ môi trường bên ngoài.
Dưới đây là bảng tỉ trọng của gỗ MDF tùy thuộc các tiêu chuẩn khác nhau:
Bảng tiêu chuẩn tỉ trọng ván MDF
Tùy theo nhà sản xuất, khối lượng MDF không cố định tùy theo kích thước. Đối với gỗ ép công nghiệp MDF có tỉ trọng 750 kg/m3 thì khối lượng/m2 các tấm theo độ dày khác nhau:
Bảng độ dày và khối lượng MDF tính theo m2
Dựa vào bảng tỉ trọng khối lượng trên, các bạn có thể kiểm tra MDF nguyên liệu một cách dễ dàng và chính xác hơn trong quá trình chọn mua tại các đơn vị phân phối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như “được giá” tốt nhất, bạn nên
Là một sản phẩm thuộc dòng gỗ công nghiệp, việc sản xuất ván gỗ MDF phải đảm bảo rất nhiêu quy định, tiêu chuẩn khắt khe về nồng độ các chất phụ gia, để đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Thành phần quan trọng trong lõi ván gỗ MDF (ngoài sợi gỗ) đó là keo formaldehyde. Đây là môt loại keo hóa học có ảnh hưởng tới sức khỏe con người với khả năng phát tán cao trong không khí.
Để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF, người ta căn cứ vào nồng độ formaldehype có trong sản phẩm
Để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF, người ta căn cứ vào nồng độ formaldehype và phân chia như sau:
Ngoài ra, MDF còn được phân chia thành hai loại thông dụng là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Tại Việt Nam, đồ gỗ nội thất thường sử dụng cốt MDF nhập từ Thái Lan, Mã Lai hoặc tại một số xưởng như Kiên Giang, Kim Tín vv…
Có 4 loại gỗ ép MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:
– MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
– MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng Veneer.
MDF có ưu điểm hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp sản phẩm có tuổi thọ bền lâu
Việc ứng dụng ván gỗ MDF phụ thuộc nhiều vào thành phần bột gỗ, các chất kết dính, phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. Ván MDF phủ veneer thường được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình (bàn ăn thông minh, bàn làm việc thông minh, giường ngủ gỗ MDF, tủ quần áo gỗ MDF, cửa gỗ MDF ), văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng vv…
Một số dòng gỗ MDF có thành phần sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì được dùng để làm sản phẩm ngoài trời (những nơi thường xuyên ẩm ướt, chịu tác động của thời tiết mưa, nắng vv…)
Ván gỗ MDF được tạo ra với hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ước. Mỗi cách làm đều cho ra những tấm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau. Sau đây là chi tiết quy trình sản xuất MDF sau khi gỗ được thu hoạch và đưa về nhà máy sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến.
Bột gỗ + chất phụ gia + keo trong máy trộn sấy = bột sợi
Bột sợi rải đều trên mặt phẳng, cào thành 2-3 tầng tùy từng kích thước mong muốn
Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt
Bước ép rất quan trọng đòi hỏi kĩ thuật viên phải điều chỉnh lực nén và nhiệt độ một cách từ từ theo độ dày và cấu tạo của ván để triệt tiêu hoàn toàn lượng nước, tránh tình trạng ẩm mốc về sau này.
Cắt ván và bo viền
Xử lí nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói
Quy trình sản xuất MDF tại xưởng
Bột gỗ sau khi nghiền nát được tưới nước để làm ước, để một lúc cho vón thành dạng vẩy
Các vẩy gỗ được rải đều lên mâm ép và ép sơ bộ một lần để tạo độ dày tiêu chuẩn (ván sơ)
Cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại và từ từ rút nước ra
Bước và bước
xử lí giống quy trình khô
Mời bạn đọc quan sát quy trình sản xuất ván MDF bằng công nghệ châu Âu qua video dưới đây
Bên cạnh MDF thì MFC và HDF cũng là những loại gỗ công nghiệp có tần suất sử dụng cao nhất trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất. Cả ba loại ván đều có đặc điểm nhận dạng bên ngoài giống nhau nhưng quy trình, cấu tạo bên trong của chúng vẫn có những khác biệt cơ bản như sau:
Bảng so sánh giữa gỗ MDF, MFC và HDF
Mẹo phân biệt: Rất khó để có thể phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay gỗ MFC khi chúng đã đóng thành phẩm. Khi thành phẩm đã được dán cạnh, phủ sơn vv… thì việc khách hàng (nhất là những khách hàng không có kinh nghiệm về gỗ) rất dễ mua phải nội thất giả MDF. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt gỗ MDF, MFC hay HDF.
Mẹo phân biệt 3 loại gỗ này qua hình dáng bên ngoài
Căn cứ trên các bảng báo giá gỗ MDF của nhiều nhà phân phối đã công bố gần đây nhất, Hải Mạnh xin đưa ra bảng báo giá gỗ MDF chung, tính đến thời điểm hiện tại như sau:
Bảng báo giá gỗ MDF cách âm quý 1 năm 2018
Tuy nhiên, giá gỗ công nghiệp MDF trên chỉ được cập nhật ở thời điểm hiện tại và có thể thay đổi theo thời gian, nhu cầu thị trường và nguồn nhập. Do đó, để được báo giá gỗ MDF chuẩn nhất, quý khách hàng vui lòng gửi thông tin qua email hoặc gọi đến hotline 0904.809.558 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bên cạnh đó mời bạn đọc tham khảo một số mã màu thường sử dụng trên cốt gỗ MDF để sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình sau đây:
Tất cả bảng màu về gỗ MDF bạn cần quan tâm
Đây là một loại gỗ được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế nội thất chung cư, văn phòng, nhà hàng,… Mời các bạn tham khảo qua một số đồ nội thất làm từ ván gỗ công nghiệp MDF dưới đây:
Nội thất phòng ăn được làm từ gỗ công nghiệp MDF kết hợp bọc da để tăng phần sang trọng
Thiết kế tủ bếp sang trọng với cốt gỗ MDF kết hợp laminate tone màu trầm mang đến nét sang trọng, hiện đại
Một thiết kế tủ bếp khác kết hợp nhuần nhuyễn vẻ rất đẹp của cốt gỗ MDF chống ẩm với bề mặt veneer gỗ thông thân thiện, sang trọng
Bàn trà được thiết kế mềm mại, trẻ trung từ gỗ MDF
MDF còn có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thi công nội thất văn phòng
Cửa gỗ thông phòng làm từ cốt MDF phủ veneer sồi
Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.
Gỗ tếch | Gỗ chò chỉ | Gỗ muồng đen |
Gỗ thông | Gỗ gụ | Gỗ táu |
Gỗ samu | Gỗ hương | Gỗ xoan đào |
Gỗ tần bì | Gỗ lũa | Gỗ gõ đỏ |
Gỗ mun | Gỗ căm xe | Gỗ lim |
Gỗ MFC | Gỗ veneer | Vật liệu Acrylic |
Vật liệu laminate | Gỗ ghép thanh | Gỗ pallet |
Gỗ kim giao | Gỗ sồi |
Trên đây là những chia sẻ của Hải Mạnh xung quanh cốt gỗ công nghiệp MDF. Hi vọng với những thông tin trên các bạn đã nắm được thế nào là gỗ MDF cũng như những ưu nhược điểm của nó để có thể linh hoạt trong việc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...