global banners

Điều khác biệt trong kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ

Thứ bảy - 28/07/2018 12:15
Điều khác biệt trong kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ - Nhắc đến kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ là nghĩ ngay đến một không gian sống giản dị, mộc mạc đến thân quen. Tuy về cơ bản kết cấu nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ không khác nhiều so với kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ, nhưng để nhìn nhận và so sánh thì 2 công trình này sẽ thấy có sự khác

Điều khác biệt trong kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ

Nhắc đến kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ là nghĩ ngay đến một không gian sống giản dị, mộc mạc đến thân quen. Tuy về cơ bản kết cấu nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ không khác nhiều so với kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ, nhưng để nhìn nhận và so sánh thì 2 công trình này sẽ thấy có sự khác biệt khá rõ nét, từ cách xử lý chất liệu gỗ đến việc xử lý các đường soi, đường viền, hoa văn, trạm trổ…

Hãy cùng Đồ Thờ Truyền Thống đi tìm những nét đặc trưng trong kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ để thấy được sự khác biệt giữa các văn hóa, phong tục, truyền thống vùng miền nhé:

Người dân Nam Bộ thường sử dụng kỹ thuật đóng kèo và đòn tay theo kiểu guốc chè khác với kỹ thuật ghép nối ở kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ. Với những người thợ có tay nghề cao, hay những nghệ nhân trạm khắc gỗ có kinh nghiệm, am hiểu truyền thống xưa bạn sẽ thấy một căn nhà gỗ khác hẳn những công trình nhà gỗ hiện đại, hay nhà giả gỗ ngày nay.

Cấu trúc nhà gỗ Nam Bộ giản dị hơn nhà gỗ Bắc Bộ, thậm chí về quy mô, người Nam Bộ cũng ít coi trọng hơn. Nhà chỉ cần vừa đủ để ở, những đường nét trạm trổ nhẹ nhàng, khéo léo, mô tả đời sống sinh hoạt, tập tục của người nông dân Nam Bộ chịu thương, chịu khó. Sự liên kết liền mạch giữa các không gian tạo nên một căn nhà gỗ truyền thống đúng chất Nam Bộ.

Đến với vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ đến vùng đất màu mỡ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, biết đến những chiếc cầu khỉ, cầu treo, con thuyền độc mộc nhỏ bé len lỏi qua những con kênh, con rạch… Có lẽ cuộc sống sông nước nơi đây chính là lý do mà chất gỗ được dùng để làm nhà gỗ ở Nam Bộ cũng khác với chất gỗ ở những vùng miền khác.

Các loại gỗ sau khi được hóa sinh tự nhiên sẽ được ngâm dưới lớp bùn ao hồ, tuy cách ngấm giống như ngoài Bắc nhưng để tăng độ bền bỉ, tính dẻo dai và tránh sự tồn tại của các loại mối, mọt,… làm phá hủy cấu trúc gỗ thì gỗ được ngâm lâu hơn so với ngoài người Bắc. Người ta thường ngâm gỗ ở dưới nước vài năm, đến vài chục năm như. Sau đó sẽ mang ra sử dụng trực tiếp để gỗ có thể co giãn đến mức tôi đa, có như vậy nhà gỗ mới không bị nứt nẻ, co ngót… đó là lý do mà người Nam bộ sẽ có những ngôi nhà có tuổi thọ vài chục năm.

Đường nét chạm khắc trong kiến trúc nhà gỗ Nam Bộ đơn giản hơn kiến trúc điêu khắc truyền thống Bắc Bộ. Ngay cả không gian thờ tự – khu vực chính trong ngôi nhà cũng chỉ có một bộ trường kỷ, bộ bàn thờ đơn giản… mọi thứ đều rất đơn giản… nhưng vô cùng tinh tế và uyển chuyển.

Có thể thấy căn nhà trong ảnh gỗ cổ truyền trong ảnh, có nét gì đó giống với kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy sự khác biệt rất rõ. Khuôn viên, vườn tược Nam Bộ không giống như Bắc Bộ, bởi dựa vào điều kiện thời tiết mà mỗi vùng có sự quy hoạch khác nhau.

Mái nhà của người Nam Bộ thường sử dụng chất liệu lá dừa đã được phơi khô – một loại cây gần như là loại cây đại diện, hình ảnh của vùng đất nam bộ – cây dừa nước. Nhưng ngày nay, những gia đình khá giả đã đổi sang sử dụng ngói đỏ thay thế. Phần sàn nhà sử dụng chất liệu gạch quen thuộc, loại gạch men này tạo cảm giác mát lạnh vào mùa hè, cảm giác ấm áp của mùa đông. Căn nhà được bao xung quanh bởi một hệ thống cây ăn quả, cây lấy bóng mát… điển hình cho bức tranh thôn quê Nam Bộ.

Với những nét đặc sắc riêng trong thiết kế và vật liệu, những ngôi nhà Nam Bộ đã truyền tải được phần nào thông điệp về tư tưởng, quan điểm và cuộc sống của người dân nơi này, góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây