Bạn biết đến cửa võng? Nhưng lại không biết chúng dùng vào những vị trí nào là tương hợp và có những điểm gì đặc biệt. Để hiểu rõ hơn thế giới đồ thờ nói chung và sản phẩm cửa võng nói riêng, chúng ta hãy thử bàn luận sâu hơn về chủ đề cửa võng và vai trò của nó đối với các nhà cổ như thế nào nhé.
Nhắc lại đôi chút về cửa võng, đây là vật liệu được làm từ gỗ, do 3 khung gỗ chính ghép lại tạo, có trạm khắc và kết hợp sử dụng họa tiết đính kèm tạo thành hình chữ “M”. Tùy vào sự tài hoa khéo léo của người thợ cũng như văn hóa miền quê khác nhau mà cửa võng trang trí khác nhau, nhưng chủ yếu là linh vật rồng, phương, lân, quy hay hoa lá đối xứng tạo nét cong mềm mại trên thân gỗ.
Cửa võng không sử dụng cho cửa nhà người sống mà được dùng để trang trí các không gian thờ cúng, chùa chiền, miếu những khu vực dành cho người đã khuất tạo bức tranh cổ kính về nơi thờ tự. Cửa võng đặt ở vị trí phía ngoài, cách sập thờ hoặc án gian chừng 40cm – 60cm tùy diện tích căn nhà. Một số giá đình có thể làm thành một bộ để phía sau tượng thờ và phía trước tựa như một ngôi nhà của người quá cố vậy.
Nói về nhà cổ, đây là những ngôi nhà lâu năm như nhà thờ họ, từ đường, nhà thờ tổ, đền đã xây dựng từ những năm của thế kỷ 19, 20. Tồn tại ở những nơi này là các bức tượng của người được thờ cúng bao gồm ông, bà tổ tiên, thành hoàng, thánh mẫu, quan lại có đóng góp cho làng xã…Nét văn hóa kiến trúc của tất cả những nơi này đều mang vẻ trầm mặc, cổ kính, nghi ngút khói hương thể hiện tín ngưỡng tâm linh cùng tấm lòng con cháu dành cho người mất.
Vai trò của cửa vòng trong nhà cổ như một “bức chắn hờ” ngăn cách giữa bên ngoài và chỗ yên vị của di ảnh, tượng thờ. Người bước từ ngoài vào điện thờ sẽ đứng trước cửa võng cách chừng 20cm khấn vái và thăp nhang. Bát nhang được đặt phía bên trong cửa võng, cách mép ngoài 10 – 15cm. Một số nơi sơn son thiếp vàng hay đỏ cho cửa võng nhằm làm nổi bật hình ảnh này, đồng thời phía trong chính điện các bộ hoành phi câu đối cũng mang màu sắc tương tự.
Tóm lại, cửa võng là bộ phận không thể thiếu trong các nhà thờ cổ, thể hiện truyền thống văn hóa cổ xưa của con người, những giá trị tốt rất đẹp ấy còn lưu truyền đến ngày nay. Nhiều cửa võng được làm tỉ mỉ, chau chuốt từng đường nét như lưu giữa tinh hóa văn hóa Việt trên từng sản phẩm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...