Mục lục nội dung
Để tìm hiểu sự khác nhau giữa ban công và logia thì bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm cơ bản của 2 kiểu thiết kế này.
Hiểu một cách đơn giản, logia hay còn gọi là lô gia là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, một hướng tiếp xúc với thiên nhiên và được che chắn khá cẩn thận, hai hướng còn lại là xây tường cao tận đáy sàn. Thông thường logia được thiết kế khi gia chủ không muốn cho các không gian thoáng nghỉ ngơi kề cận nhìn thấy nhau để đảm bảo tính độc lập của từng không gian. Hiện nay, logia thường được sử dụng nhiều trong các chung cư cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ để đảm bảo tính riêng tư.
Logia có 2 loại chính là loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ. Đối với thiết kế logia dùng để nghỉ ngơi thì thường sẽ được gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Còn với loại phục vụ thì logia sẽ gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh để đảm bảo mang lại hiệu quả sử dụng tối đa nhất.
Trong khi đó ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể được thiết kế có hoặc không có mái che bên trên. So với logia thì phía trước và hai bên cạnh của ban công khá thông thoáng, không được xây tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên đường xây kín do tựa vào tường cạnh. Chính vì thế ban công thường có hai hoặc ba hướng nhìn thoáng vào không gian xung quanh và gần gũi với thiên nhiên. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy nhất về sự khác nhau giữa ban công và logia.
Có thể nói ban công và logia là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, nếu logia là phần khoét sâu vào trong thì bân công lại là phần nhô ra ngoài của ngôi nhà. Điểm chung duy nhất của 2 kiểu thiết kế này là về chức năng kiến trúc, đây đều là những không gian được thiết kế trong căn hộ, tiếp xúc trực tiếp giữa ngôi nhà và không gian bên ngoài dùng để nghỉ ngơi, hóng mát, nơi phơi đồ,….
Đặc điểm khác nhau giữa ban công và logia có thể dễ nhận thấy nhất chính là ban công thì có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, tầm nhìn rộng mặc dù nếu làm nơi nghỉ ngơi thì lại không tiện, nhất là đối với những nơi có khí hậu nóng bức. Còn logia thì lại có mái che ăn sâu vào phía trong mặt bằng của ngôi nhà nên rất được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế kiến trúc hiện nay, đặc biệt là trong thiết kế nhà cao tầng.
Theo các KTS, để đảm bảo tính an toàn thì các tòa nhà cao tầng không nên sử dụng ban công mà thay vào đó là ưu tiên sử dụng logia, điều này cũng đã được quy định cụ thể tại các tiêu chuẩn xây dựng.
Được cho là kiểu thiết kế được ưa chuộng trong các công trình chung cư cao tầng, logia có ưu điểm nổi bật là khả năng đảm bảo tính riêng tư và an toàn để làm nơi nghỉ ngơi, giải trí, tương hợp với khí hậu tại Việt Nam mặc dù lại tốn mất một khoảng diện tích nhỏ trong căn hộ đồng thời hướng nhìn bị hạn chế. Còn với ban công thì lại có 3 mặt tiếp xúc trực tiếp với không gian ngoài trời, có thể làm nơi thư giãn thoải mái của gia đình nhưng rất dễ bị mưa nắng hắt vào nhiều và có thể gây nguy hiểm với những gia đình có trẻ em hay chạy nhảy, đùa nghịch.
Do vị trí nền sàn của ban công và logia chịu tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời, mưa gió vì thế cấu tạo của mặt sàn phải đạt yêu cầu cao về sử dụng và thẩm mỹ như đảm bảo kết cấu chịu lực tốt, khả năng cách nhiệt, chống thấm và thoát nước tốt. Thông thường mặt sàn được đánh dốc về phía ống thoát nức và chỗ cao nhất phải thấp hơn sàn trong nhà ít nhất 2cm.
Ngoài ra logia nếu bạn thiết kế nội thất một cách tương hợp sẽ tạo nên một view tuyệt vời hít thở không khí sáng sớm và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Bên cạnh đó, nếu thiết kế logia là nơi phơi đồ thì cần phải có biện pháp thiết kế kiến trúc để che chắn cho có thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo thông thoáng cho không gian cả căn nhà.
Theo tiêu chuẩn xây dựng, lan can hay ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học,…. từ tầng 9 trở lên đều phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m. Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công mà chỉ được thiết kế logia và phải cao hơn 1,2m và không được để hở chân. Đối với logia hoặc ban công được xây bằng vật liệu kính thì yêu cầu phải được bảo vệ từ vật cố định, đảm bảo sự chắc chắn, khó trèo qua để tăng tính an toàn và ngăn ngừa chống rơi ngã
Trường hợp các tòa nhà cao tầng trên tầng 9 thì phải đảm bảo có lan can chắn các cạnh trống của sàn, mái và nơi có người đi qua. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng nút đọng quá đường kính 100mm.
Với một vài thông tin Hải Mạnh vừa cung cấp ở trên hy vọng đã giúp bạn dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa ban công và logia như thế nào trong lĩnh vực thiết kế. Nếu bạn cần bất kỳ thắc mắc hay cần bổ sung thông tin thêm về vấn đề này có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Chúc bạn thành công!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...