Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ mang đến những thành tựu và ứng dụng không nhỏ trong tất cả lĩnh vực đời sống, trong đó có mảng thiết kế và thi công nội thất. Trước vô vàn lựa chọn như thế, giới nhà thầu và các KTS chúng tôi luôn luôn cố gắng các loại vật liệu có tuổi thọ cao nhất và tính thẩm mỹ tốt nhất để mang đến những diện mạo hoàn hảo, độc đáo cho mọi công trình.
Dưới đây, Hải Mạnh xin giới thiệu tới bạn đọc, đặc biệt là những độc giả đang có ý định mở văn phòng trong tương lai không xa, những vật liệu thông dụng trong thi công nội thất văn phòng. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm những ý tưởng mới mẻ cho việc thiết lập cơ sở kinh doanh mới của mình.
Mục lục nội dung
Là vật liệu lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Việt, gỗ có mặt ở mọi lúc mọi nơi, từ cây cầu, bến nước cho đến nhà tranh, vách đất. Cùng với dòng chảy của thời đại công nghệ hóa, vật liệu gỗ công nghiệp ra đời, khắc phục gần như hoàn toàn những nhược điểm sẵn có của gỗ tự nhiên, đồng thời giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn rừng trồng trong tương lai.
Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đều được sử dụng rộng rãi trong thi công đồ nội thất văn phòng. Tùy vào điều kiện chi phí của từng doanh nghiệp mà có cách lựa chọn loại gỗ nào để làm vật liệu thi công chính.
Các loại gỗ tự nhiên được sử dụng thông dụng trong thi công văn phòng bao gồm: Muồng đen, gỗ chò chỉ, gỗ tếch, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ thông, tần bì vv… Đây là những dòng gỗ có tuổi thọ cao, khả năng bắt vít cao nên rất dễ thi công. Ngoài ra, màu sắc vàng sáng cùng hệ vân mềm mại, ấn tượng cũng là một điểm nhấn giúp cho thiết kế văn phòng của bạn thêm sang trọng, ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, gỗ tự nhiên thường có mức giá khá cao. Ví dụ, gỗ sồi nga nhập khẩu hiện nay trên thị trường rơi vào khoảng 8.000.000/m3, gỗ tần bì khoảng 7.000.000/m3 còn gỗ xoan đào tầm 7.000.000-12.000.000/m3 (dạng gỗ tròn). Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm báo giá thi công nội thất văn phòng tương ứng với các loại gỗ trước khi lựa chọn để cân đối nguồn tài chính
Tính đa dạng, phong phú của gỗ công nghiệp khiến dòng gỗ này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các ông chủ khi lựa chọn vật liệu thi công văn phòng. Ngoài ứng dụng làm bàn ghế, gỗ công nghiệp còn được dùng để trang trí vách, trần, sàn làm nên tính đồng bộ và thẩm mỹ cao nhất cho không gian văn phòng làm việc.
MFC (viết tắt là Melamine Face Chipboard) được tạo thành từ cốt ván dăm phủ melamine. Nguyên liệu làm cốt ván dăm MFC được lấy từ các loại cây trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su vv… Sau khi thu hoạch về, chúng sẽ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, trộn keo, ép dưới áp suất thấp để tạo độ dày cố định cho miếng gỗ. Để tăng tính thẩm mỹ cho cốt ván dăm, người ta tráng lớp bề mặt một lớp melamine để tăng khả năng chống chịu lực, chịu xước và chống nước.
Cốt ván dăm có giá thành khá rẻ so với các loại gỗ công nghiệp khác, có khoảng 80 màu và tuổi thọ kéo dài từ 10-15 năm nên rất tương hợp với các văn phòng có khoản chi phí thi công hạn hẹp.
MDF được lấy nguyên liệu chủ yếu từ cây cao su, nghiền nát thành bột sợi, sau đó trộn với keo, nén ép ở nhiệt độ cao để tạo nên cấu trúc đồng nhất. So với MFC, MDF có bề mặt phẳng, mịn hơn, cấu trúc chặt chẽ hơn, do đó tuổi thọ cũng kéo dài lâu hơn.
MDF, đặc biệt là MDF chịu ẩm có khả năng chống lại mọi tác động từ môi trường như ẩm mốc, mối mọt, hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót khi thời tiết thay đổi. Hải Mạnh là công ty thiết kế thi công nội thất văn phòng bằng gỗ MDF nhập khẩu An Cường, có độ bền lên đến 20 năm. Gỗ MDF mà chúng tôi sử dụng trong các dự án văn phòng đều là gỗ nhập khẩu và được tẩm sấy nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu, nhằm hạn chế tối đa tình trạng bong tróc trước các điều kiện thời tiết bất lợi.
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, nén ép dưới nhiệt độ từ 1000-2000 độ C. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, HDF có khẳ năng cách âm cao, bề mặt nhẵn bóng, đồng nhất và có khả năng chống ẩm tốt hơn, tuổi thọ cao hơn gỗ MDF rất nhiều.
Tuy nhiên, HDF có giá cao hơn MDF và MFC rất nhiều nên khá ít công ty lựa chọn loại cốt này để làm đồ nội thất văn phòng.
Ngoài ra, để tăng thêm tính thẩm mỹ cho gỗ công nghiệp, người ta sử dụng các vật liệu bề mặt như laminate, veneer, melamine vv… Nếu bạn muốn xây dựng văn phòng mang phong cách hiện đại, trẻ trung thì laminate chính là gợi ý không thể bỏ qua. Với tính đa dạng (hơn 80 mẫu màu) laminate sẵn sàng chiều lòng mọi ông chủ khó bởi vẻ rất đẹp năng động và linh hoạt của mình. Còn nếu bạn muốn đưa màu sắc sang trọng, thân thiện của gỗ vào văn phòng nhưng chi phí không cho phép hãy sử dụng veneer làm vật liệu bề mặt trên cốt gỗ công nghiệp. Được làm từ gỗ tự nhiên lạng mỏng, veneer kế thừa toàn bộ hệ vân rất đẹp nhất (đã được chọn lọc) cùng khả năng chống xước đã được tối ưu hóa cho đồ nội thất văn phòng.
Trong xu hướng thiết kế và thi công văn phòng hiện nay, người ta thường lựa chọn kính cường lực như loại sản phẩm không thể thiếu bởi tính chắc chắn và khả năng ứng dụng cao trong nhiều hạng mục công trình. Loại kính này giúp cho người sử dụng dễ dàng lau chùi vệ sinh lại mang đến vẻ thẩm mỹ cao cho không gian văn phòng.
Ưu điểm của kính cường lực trong thiết kế văn phòng:
Nằm trong ngũ hành tương sinh, kim loại là một yếu tố không thể thiếu trong trang trí và thi công văn phòng rất đẹp. Sự xuất hiện của kim loại không chỉ trở thành điểm nhấn cho thiết kế văn phòng mà còn đem lại yếu tố phong thủy cần thiết cho sự phát triển của văn phòng nói chung.
Kim loại cũng tương hợp với các thiết kế nội thất khi bạn không chắc chắn sẽ duy trì nó trong thời gian dài như các văn phòng cho thuê hay văn phòng thương mại, dịch vụ. Kim loại dễ thi công và bảo dưỡng, không tốn công lau chùi nên hạn chế được nhiều chi phí vệ sinh.
Khá xa xỉ trong các văn phòng hiện nay là sự xuất hiện của đá. Các vách lễ tân, vách logo công ty, ốp tường, lát cầu thang cho tới bàn giám đốc bằng đá tự nhiên sáng bóng lấp lánh, không chỉ đem đến sự mới mẻ, phá cách mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho văn phòng của bạn.
Một số loại đá được dùng nhiều để làm vách trang trí như: đá marble, đá hoa cương, đá granite, đá thạch anh, đá vicostone, đá nhựa nhân tạo vv… Tùy vào mục đích sử dụng và nguồn tài chính mà bạn có thể đưa ra lựa chọn đá tự nhiên hay nhân tạo để trang trí thêm cho không gian làm việc nhé. Để biết báo giá thiết kế nội thất văn phòng với đá, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Một văn phòng rất đẹp sẽ khơi gợi những động lực mới mẻ, khả năng sáng tạo không ngừng cho các nhân viên. Hãy giải phóng không gian làm việc với những phá cách về vật liệu cũng như thiết kế nội thất mới. Hi vọng, những chia sẻ trên của Hải Mạnh sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc lên concept ý tưởng thiết kế văn phòng làm việc trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...