Bài viết dưới đây sẽ đưa các bạn đến với một trong những dạng vật liệu tiến bộ của thời đại – Laminate và những ứng dụng của nó trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà ở.
Mục lục nội dung
Tấm laminate hay còn gọi là formica có cấu tạo bởi 3 lớp: Kraft Paper (lớp giấy nền), Decorative Paper ( lớp phim tạo màu) và Overlay (lớp màng phủ bên ngoài). Dưới áp suất và nhiệt độ cao, sự liên kết giữa ba lớp trở nên chặt chẽ, đặc biệt kết hợp với keo laminate chuyên dụng, tạo nên sự ổn định và vững chắc cao.
Sở hữu hơn 1000 màu cơ bản, laminate rất đa dạng về màu sắc hoa văn cùng những tính năng ưu việt là các vật liệu công nghiệp khác không có. Do đó, Laminate được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất các công trình từ đơn giản đến phức tạp, chiếm được không ít sự tin tưởng của hầu hết khách hàng.
Bắt nguồn từ ý tưởng sử dụng tài nguyên gỗ một cách tiết kiệm năm 1992 Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber gốc Mỹ đã cho ra đời gỗ Laminate sử dụng thay thế gỗ công nghiệp. Tuy ra đời muộn nhưng ứng dụng của Laminate thực sự khiến nhân loại vô cùng kinh ngạc. Bề mặt chống xước, chịu lực, chống mối mọt, bền màu và đa dạng về chủng loại cho phép Laminate phủ sóng rộng rãi trên mọi lĩnh vực như nội thất, kiến trúc, vật liệu xây dựng vv…
Xuất hiện tại thị trường chưa được bao lâu nhưng laminate đã khẳng định chỗ đứng vững chắc và trở thành xu thế thiết kế chung cư được đông đảo người Việt ưa chuộng. Đâu là lí do khiến dòng vật liệu này “hot” đến như vậy?
Nếu gỗ tự nhiên tương hợp với những gia chủ đứng tuổi, thích sự sang trọng, lịch sự và nghiêm túc trong không gian sống thì Laminate lại được các gia đình trẻ vô cùng yêu thích bởi có thể làm bật được sức sống tươi trẻ, sự năng động và hiện đại của căn nhà.
Như đã nói ở trên, laminate có khả năng mô phỏng gần như trọn vẹn các dạng vật liệu khác như gỗ, đá, sắt, thép nên các KTS có thể thỏa sức sáng tạo với không gian khác nhau chỉ với một dạng vật liệu bề mặt. Điều đó không chỉ tối ưu sự đồng bộ cho không gian mà còn tiết kiệm được tối đa chi phí về vật liệu cho chủ nhà.
Trong hạng mục thiết kế nội thất chung cư, gỗ công nghiệp laminate thường được sử dụng để:
Với những không gian nhà ở được thiết kế theo phong cách hiện đại thì không thể thiếu các mẫu cửa gỗ laminate như thế này. Cửa gỗ laminate không chỉ nhẹ, hạn chế cong vênh mà mẫu mã cũng vô cùng đa dạng, tương hợp với thị hiếu của nhiều gia chủ.
Các mẫu giường ngủ laminate có thiết kế vô cùng tối giản bởi bản thân màu sắc của laminate đã mang đến sự hiện đại vừa đủ để khiến không gian phòng ngủ trở nên tinh tế nhất.
Có thể nói laminate có ứng dụng nhiều nhất trong hạng mục tủ bếp.
Tủ bếp laminate tương hợp với những không gian được thiết kế theo phong cách hiện đại hoặc tối giản. Tủ bếp làm bằng laminate thường được kết hợp với các dòng phụ kiện hiện đại, thông minh để nâng cao tính thẩm mỹ cũng như công năng cho không gian nấu nướng hiện đại.
Những bức vách trang trí, vách ốp tường, trần bằng laminate là giải pháp hoàn hảo, thay thế cho cấu trúc tường xây đơn điệu. Bạn có thể kết hợp thêm các đường nẹp chỉ inox hoặc gắn đèn LED âm để bức vách trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.
Trong đồ nội thất gia đình, laminate còn được ứng dụng trong thiết kế và thi công tủ áo.
Với thành phần cốt gỗ công nghiệp, sàn laminate tích hợp đầy đủ ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh, chống ẩm, bền màu và giá thành hợp lí.
Ngoài ra, sàn gỗ công nghiệp còn dễ lắp đặt nên tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
Ở các công trình công cộng, đặc biệt là những nơi cao cấp, sang trọng, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp laminate ứng dụng trong việc gia công vách trang trí, vách ngăn cửa, quầy lễ tân vv…
Laminate, veneer và Acrylic đều là những vật liệu dùng để dán lên bề mặt gỗ công nghiệp. Mỗi loại có một ưu nhược điểm khác nhau, tương hợp với đặc thù từng loại công trình và phong cách khác nhau.
Vậy làm thế nào để phân biệt giữa 3 dòng vật liệu này? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng tham khảo bảng so sánh mà Hải Mạnh đã trình bày dưới đây:
Tóm lại, nếu bạn thích màu vân gỗ, cần độ bền và giá thành hợp lí thì Laminate là lựa chọn số 1. Nếu bạn cần nội thất của mình có hình thức đơn giản nhưng bắt mắt thì nên chọn acrylic làm vật liệu bề mặt.
Hoặc với một số hạng mục nội thất, bạn có thể kết hợp các dòng chất liệu này với nhau, ví dụ như tủ bếp. Tủ bếp dưới chịu trọng lực lớn, hay bị va đập thì bạn nên dùng laminate còn tủ bếp trên ít chịu tác động hơn, bạn có thể xài Acrylic để tiết kiệm chi phí nhé.
NGoài ra, yếu tố máy móc và trình độ gia công cũng là một yếu tố để quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc tìm hiểu thật kĩ đơn vị thiết kế và thi công đồ nội thất laminate để đảm bảo chất lượng cho công trình của mình nhé.
Báo giá tấm Laminate phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có mẫu mã, chất lượng và độ dày của lớp phim.
Dưới đây là bảng báo giá gỗ laminate mà chúng tôi tổng hợp từ nhiều nhà phân phối để đưa ra mức giá sàn chung. Tuy nhiên, bảng giá trên chỉ có tính tham khảo và có giá trị tới thời điểm hiện tại. Để biết được báo giá gỗ laminate chính xác nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với các nhà phân phối để được hỗ trợ chính xác nhất nhé.
Ngoài bảng báo giá trên, Gỗ laminate An Cường ( tấm laminate) có giá dao động từ 1.2 – 1.5 triệu đồng / m2 mức giá này áp dụng với tấm laminate có kích thước 1.22m × 2.44m, dày 0.7mm – 0.8mm. Tuy nhiên giá gỗ laminate cũng tùy thuộc vào màu sắc và hoa văn trên bề mặt.
Với những ưu điểm vượt trội về độ bền và tính thẩm mỹ như trên, laminate được các gia chủ hiện đại vô cùng ưa chuộng và săn lùng. Tuy nhiên, nếu bạn không may mắn lựa chọn phải dòng laminate “nhái” cộng với trình độ gia công dán cạnh kém của nhà thầu thi công, chắc chắn độ bền của đồ nội thất sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo tính thẩm mỹ không được trọn vẹn, ưng ý.
Nếu những ai đã từng dùng gỗ tự nhiên, chắc chắn sẽ có nhiều khi phát bực bởi những chi tiết mép bàn, mép cạnh bị hở, bị trầy gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ không bao giờ xảy ra với vật liệu laminate. Công nghệ dán cạnh tiên tiến cùng bàn tay giàu kinh nghiệm của đội ngũ thợ Hải Mạnh sẽ đảm bảo các đường cắt mịn, không đường line, viền không bị nứt vỡ, nham nhở gây mất mỹ quan.
Bạn đang có nhu cầu làm đồ nội thất chung cư bằng laminate tại Hà Nội? Tại sao không đến với Hải Mạnh? Chúng tôi luôn lựa chọn những dòng laminate ưu việt từ đơn vị cung cấp uy tín, công nghệ dán cạnh bằng máy móc đạt chuẩn, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm ưng ý nhất và tương hợp nhất với căn hộ của bạn.
Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ, vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.
Gỗ tếch | Gỗ kim giao | Gỗ muồng đen |
Gỗ thông | Gỗ gụ | Gỗ táu |
Gỗ samu | Gỗ hương | Gỗ xoan đào |
Gỗ tần bì | Gỗ lũa | Gỗ gõ đỏ |
Gỗ mun | Gỗ căm xe | Gỗ lim |
Gỗ MFC | Gỗ veneer | Vật liệu Acrylic |
Gỗ chò chỉ | Gỗ ghép thanh | Gỗ pallet |
Gỗ mdf | Gỗ sồi |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...