global banners

Gỗ hương là gỗ gì? Phân loại, đặc tính và cách nhận biết gỗ hương

Thứ bảy - 28/07/2018 07:00
Mục lục nội dung1 Gỗ hương là gì?1.1 Gỗ hương1.2 Cây gỗ hương1.3 Phân bố1.4 Gỗ hương thuộc nhóm mấy và có tốt không2 Đặc điểm2.1 Thân cây2.2 Gỗ2.3 Lá2.4 Hoa –...

Mục lục nội dung

  • 1 Gỗ hương là gì?
    • 1.1 Gỗ hương
    • 1.2 Cây gỗ hương
    • 1.3 Phân bố
    • 1.4 Gỗ hương thuộc nhóm mấy và có tốt không
  • 2 Đặc điểm
    • 2.1 Thân cây
    • 2.2 Gỗ
    • 2.3
    • 2.4 Hoa – Quả
  • 3 Phân loại
  • 4 Giá gỗ hương
  • 5 Ứng dụng
    • 5.1 Sập gỗ hương
    • 5.2 Sàn gỗ hương
  • 6 Tìm hiểu về một số loại gỗ khác
  • 7 Lời kết

Gỗ hương là gì?


Gỗ hương

Cây gỗ hương

Cây gỗ hương

Gỗ hương là gỗ được xẻ ra từ cây gỗ hương(giáng hương) bằng các tấm, khối trước khi được gia công thành các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ cao cấp.

Cây gỗ hương

Cây hỗ hương còn được gọi với các tên khác như: Giáng hương quả to, giáng hương, giáng hương căm – pôt, song lã,….

Tên khoa học: Giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, thuộc họ đậu(Fabaceae).

 

 

Phân bố

Cây gỗ hương là cây bản địa thuộc khu vực Đông Nam Á(Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,..), sau đó được nhân giống, trồng ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Nam Phi, Châu Mỹ latin,…

Tại Việt Nam: Do đặc tính ưa đất trầm tích, đất đỏ bazan, đất xám, rừng bán thường xanh, rừng khộp chính vì vậy giáng hương phân bố nhiều và tập chung ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ như: Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh,…

Gỗ hương thuộc nhóm mấy và có tốt không

Hiện nay giáng hương được xếp trong nhóm I bao gồm những loại cây có màu sắc gỗ, vân thớ rất đẹp, có mùi thơm đặc trưng, không bị cong vênh, mối mọt, phồng rộp và giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra tại Việt Nam gỗ hương được xếp cùng với 41 cây gỗ quý khác như: Cẩm lai, muồng đen, táu mật, gụ, lát hoa, sưa, pơ mu,…

Với những ưu điểm nổi bật trên, thì đây là loại gỗ đắt xắt ra miếng và sự đẳng cấp nó mang lại cho chủ sở hữu là không thể bàn cãi.

Đặc điểm


Thân cây

Đường kính thân trung bình ở mức 0,8m và những cây to lâu năm có thể hơn 1m

Đường kính thân trung bình ở mức 0,8m và những cây to lâu năm có thể hơn 1m

Cây giáng hương trưởng thành tán rộng hình nấm, ngọn cây ở tầng rừng cao với chiều dài thông dụng ở 25 – 35m, đường kính thân trung bình ở mức 0,8m và những cây to lâu năm có thể hơn 1m.

Đây thuộc loại cây bạnh vè, thân cây thẳng đứng, vỏ màu xám nâu, , nhựa cây có màu đỏ tươi.

Gỗ

Quan sát gỗ ta sẽ thấy khi còn non gỗ vàng hoặc đỏ nâu nhạt, khi cây già và để khô gỗ sẽ càng màu đỏ đậm. Vân gỗ rất đẹp, thớ gỗ mịn, đều và không bị xoắn.

Khi cầm vào gỗ sẽ thấy rất nặng, cứng, có hương thơm tự nhiên rất dễ chịu đặc trưng của các loại gỗ quý nhóm I.

Cách truyền thống nhận biết gỗ hương thật đó là ngâm gỗ vào trong nước, nếu đúng là gỗ hương thì sau một thời gian nước sẽ chuyển sang màu xanh nước chè.

Gỗ non màu vàng hoặc đỏ nâu nhạt, khi cây già và để khô gỗ sẽ càng màu đỏ đậm. Vân gỗ rất đẹp, thớ gỗ mịn, đều và không bị xoắn.

Gỗ non màu vàng hoặc đỏ nâu nhạt, khi cây già và để khô gỗ sẽ càng màu đỏ đậm. Vân gỗ rất đẹp, thớ gỗ mịn, đều và không bị xoắn.

Là cây kép lông chim một lần lẻ, mọc cách và so le nhau với số lượng lá từ 7 – 13, lá nhỏ và hơi bóng ở mặt trên, có lông ở mặt dưới, đầu có mũi nhọn hơi cúng.

Hoa – Quả

Hoa có màu vàng, mọc thành chùm ở cuống lá, mỗi chùm bao gồm 15 – 25 hoa nhỏ, có mùi rất thơm đặc trưng. Quả có hình tròn hơi dẹt, đường kính quả từ 6 – 8cm, quả có đặc điểm đuôi cong về phía cuống, hạt quả chín có màu nâu có các kích thước dài 0,7-1cm và rộng 0,3-0,5cm.

Phân loại


Hiện nay chưa có thông tin chính thống và xác nhận bởi tổ chức có thẩm quyền mang tính khoa học phân loại gỗ hương. Chủ yếu là do cách gọi của từng vùng miền, gỗ đến từ các quốc gia khác nhau, chúng tôi có thể liệt kê ra một số loại thông dụng được gọi tên như:

  • Gỗ hương đá
  • Gỗ hương huyết
  • Gỗ hương vân
  • Gỗ hương thông
  • Gỗ hương lào
  • Gỗ hương đỏ
  • Gỗ hương Nam Phi
  • Gỗ Hương Lào
  • Gỗ hương Việt Nam
  • Gỗ hương Campuchia
  • Gỗ Hương Thái Lan
  • ….

Giá gỗ hương


Theo nguồn tham khảo trên thị trường thì hiện nay gỗ hương có giá trị rất khác nhau từ nguồn gỗ, cụ thể như sau:

Đối với giá tính theo khối (m3):

  • Gỗ hương Nam Phi có giá trên 20.000.000 đồng/1 m3.
  • Gỗ hương Lào có giá trên 35.000.000 triệu đồng/1 m3.

Đối với tính theo tấm xẻ đường kính > 30cm, dài từ 1 – 3m  có giá giao động từ 18.000.000 đồng – 34.000.000 đồng.

Ứng dụng


Hiện nay trên thị trường Việt Nam và các nước trên thế giới, gỗ hương là một loại gỗ cao cấp, được ưa chuộng nhiều trong lĩnh vực nội thất, như bàn ghế, tủ, sập, sàn, tượng phật, các đồ thủ công mỹ nghệ,…. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn một số hình ảnh ứng dụng của gỗ Hương trong nội thất với hai loại thông dụng:

Sập gỗ hương

Sập gỗ hương Nam Phi

Sập gỗ hương Nam Phi

Sập gỗ hương đá

Sập gỗ hương đá

Sập gỗ hương lào

Sập gỗ hương lào

Sàn gỗ hương

 

Tìm hiểu về một số loại gỗ khác


Trong bảng dưới đây là bài viết chi tiết về các loại gỗ,vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất mà bạn có thể quan tâm.

Gỗ tếchGỗ chò chỉGỗ muồng đen
Gỗ thôngGỗ gụGỗ táu
Gỗ samuGỗ kim giaoGỗ xoan đào
Gỗ tần bìGỗ lũaGỗ gõ đỏ
Gỗ mun Gỗ căm xe Gỗ lim
Gỗ MFCGỗ veneerVật liệu Acrylic
Vật liệu laminateGỗ ghép thanh Gỗ pallet
Gỗ mdfGỗ sồi

 

Lời kết


Trên đây Hải Mạnh đã gửi đến bạn các thông tin chi tiết về gỗ hương với tên gọi, nhóm gỗ, đặc điểm cây tự nhiên, đặc điểm gỗ, phân loại và ứng dụng của cây gỗ quý này. Hi vọng đã thỏa mãn được các thông tin cần giải đáp của bạn. Và nếu bạn có nhu cầu thi công nội thất bằng các loại gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 090.480.9558 để chúng tôi tư vấn nhiều hơn và đưa ra giải pháp tương hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây