global banners

Gỗ sồi là gì? Nên mua loại nào tốt giữa Gỗ sồi Nga hay Gỗ sồi Mỹ

Thứ bảy - 28/07/2018 06:56
Mục lục nội dung1 Gỗ sồi là gì?1.1 Khái niệm1.2 Đặc điểm sinh thái1.3 Gỗ sồi thuộc nhóm mấy2 Gỗ Sồi có mấy loại?2.1 Gỗ sồi trắng2.1.1 Thông số kỹ thuật2.2 Cách...

Mục lục nội dung

  • 1 Gỗ sồi là gì?
    • 1.1 Khái niệm
    • 1.2 Đặc điểm sinh thái
    • 1.3 Gỗ sồi thuộc nhóm mấy
  • 2 Gỗ Sồi có mấy loại?
    • 2.1 Gỗ sồi trắng
      • 2.1.1 Thông số kỹ thuật
    • 2.2 Cách nhận biết
    • 2.3 Gỗ sồi đỏ
      • 2.3.1 Thông số kỹ thuật
      • 2.3.2 Cách nhận biết
    • 2.4 So sánh gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ
  • 3 Ưu – nhược điểm của gỗ sồi
    • 3.1 Ưu điểm của gỗ sồi
    • 3.2 Nhược điểm của gỗ sồi
  • 4 Ứng dụng của gỗ sồi
    • 4.1 Sofa gỗ sồi
    • 4.2 Tủ rượu gỗ sồi
    • 4.3 Bàn trà gỗ sồi
    • 4.4 Bàn ghế ăn gỗ sồi
    • 4.5 Cửa gỗ sồi
    • 4.6 Giường ngủ gỗ sồi tự nhiên
  • 5 Phân biệt gỗ sồi và gỗ tần bì
    • 5.1 Gỗ sồi Nga và gỗ tần bì có phải là một?
  • 6 Báo giá gỗ sồi
  • 7 Gỗ sồi và những ý nghĩa văn hóa
    • 7.1 Ý nghĩa quốc gia
    • 7.2 Ý nghĩa Chính trị
    • 7.3 Ý nghĩa tôn giáo
  • 8 Lời kết

Gỗ sồi là gì?


Khái niệm

Cây gỗ Sồi (tên nước ngoài là Oak Wood) là một dòng thực vật hạt kín.

Gỗ sồi được cắt từ thân cây sồi, là một dòng gỗ cứng với hơn 600 loài khác nhau, trong đó gỗ sồi đỏgỗ sồi trắng được coi là tương hợp nhất với các dự án sản xuất từ gỗ. Sức mạnh và vẻ rất đẹp của gỗ sồi làm cho nó lý tưởng cho tủ, đồ nội thất và vật liệu sàn.

Cây gỗ Sồi

Cây gỗ Sồi

Đặc điểm sinh thái

Cây gỗ sồi có lá được sắp xếp theo dạng xoắn ốc, một số lá có hình răng cưa, một số khác thì có lề mịn.

Mùa xuân là mùa cây sồi ra hoa. Hạt và lá của cây sồi có chất axit tannic giúp bảo vệ cây khỏi nấm và công trình.

Cây gỗ sồi được trồng rộng rãi, kéo dài từ vùng ôn đới lạnh đến vĩ độ nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Trong đó, Bắc Mỹ là nơi có số lượng loài sồi lớn nhất thế giới với trên 90 loài xuất hiện chủ yếu ở Hoa Kỳ, 160 loài ở Mexico. Đứng thứ hai là Trung Quốc với hơn 100 loài gỗ sồi đặc hữu.

Gỗ sồi thuộc nhóm mấy

Ở Việt Nam, gỗ được phân theo từng nhóm như nhóm I gồm các loại gỗ quý như gỗ muồng đen, giáng hương, gõ đỏ, gụ, tùng vv… Các nhóm về sau về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ sẽ kém hơn các nhóm gỗ trước.

Gỗ sồi thuộc nhóm VII, có trọng lượng nhẹ, dễ thi công và khả năng bắt vít tốt. Ngoài ra, do gỗ sồi còn được sử dụng rất nhiều để làm ra veneer – một dạng vật liệu bề mặt, dùng để dán trên cốt gỗ công nghiệp. Veneer gỗ sồi cho phép nhà sản xuất tạo nên đồ nội thất có tính thẩm mỹ cao mà giá cả lại vô cùng phải chăng

 

Gỗ Sồi có mấy loại?


Về chủng loại, gỗ sồi thường phân thành hai dòng là: gỗ sồi trắnggỗ sồi đỏ

Gỗ sồi trắng

Thông số kỹ thuật

  • Tên thường gặp: White Oak
    Gỗ sồi trắng

    Gỗ sồi trắng

  • Tên khoa học: Quercus Alba
  • Phân phối: Đông Hoa Kỳ
  • Kích thước cây: Dài 20-25m, đường kính: 1-1,2m
  • Trọng lượng khô trung bình: 755kg/m3
  • Độ cứng Janka: 5,990N
  • Mô-đun vỡ: 102,3 MPa
  • Mô-đun đàn hồi: 12,15 GPa
  • Cường độ nghiền: 50,8 MPa
  • Co ngót: thể tích 16,3%

Cách nhận biết

Gỗ sồi trắng có tom gỗ dài và mật độ mau hơn 3/4 so với gỗ sồi đỏ. Phần dát gỗ có màu vàng còn tâm gỗ thì có sự chuyển tiếp từ nâu nhạt sang nâu đậm.

Sồi trắng vân thẳng, đặt biệt là tâm gỗ có khả năng chống mối mọt nên được sử dụng nhiều trong thi công đồ nội thất gia đình. Ngoài ra, sồi trắng có độ bền cao hơn nên thường được dùng để đóng tàu và sản xuất thùng đừng rượu.

Gỗ sồi đỏ

Thông số kỹ thuật

  • Tên thường gặp: Red Oak
    Gỗ sồi đỏ

    Gỗ sồi đỏ

  • Tên khoa học: Quercus Rubra
  • Phân bố: Đông bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Hoa Kỳ
  • Kích thước cây: dài 25-35m, đường kính thân từ 1-2m
  • Trọng lượng khô trung bình: 700 kg/m3
  • Độ cứng Janka: 5,430N
  • Mô-đun đàn hồi: 12,14 GPa
  • Cường độ nghiền: 46,8 MPa
  • Co ngót: thể tích 13,7%

Cách nhận biết

Phần dát gỗ có màu từ trắng chuyển sang nâu nhạt còn tâm gỗ có màu nâu đỏ hồng. Tom gỗ sồi đỏ thưa hơn, độ bền không cao bằng gỗ sồi trắng nên mật độ sử dụng để đóng nội thất cũng ít hơn.

Gỗ sồi đỏ có khả năng chịu lực, dễ uốn cong bằng hơi nước và có thể tạo được những kiểu dáng phức tạp hơn, thẩm mỹ hơn.

So sánh gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ

Ở phần thông số và cách nhận biết bên trên, các bạn có thể so sánh được phần nào gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Tuy nhiên, Hải Mạnh xin tóm tắt lại một số chú ý lớn như sau:

  • Gỗ sồi trắng có khả năng chịu nước tốt hơn nên thích hợp cho các ứng dụng ngoài trời như sàn, cầu thang, thuyền vv…
  • Gỗ sồi đỏ chỉ nên dùng để gia công cho các chi tiết nội thất trong nhà như tủ bếp, bàn ghế, giường ngủ vv…
  • Sồi trắng nặng hơn, sồi đỏ nhẹ hơn, cốt gỗ có nhiều hạt xốp và cấu trúc mở hơn
  • Sồi trắng đắt hơn sồi đỏ
* Giải thích đơn vị đo:

MPa: được viết tắt bởi Mega Pascal – đây là đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI).

Mpa thường được quy đổi ra những đơn vị thông dụng sau đây:

1mpa = 1000 kpa = 100.000 kg/m2 = 1.000.000 N/2

1mpa = 10kg/cm2 = 100 tấn/m2

GPa: được biết tắt bởi Gigapaschal – đơn vị đo tỉ lệ ứng suất được đặt trên gỗ so với độ biến dạng mà gỗ trưng bày dọc theo chiều dài của nó.

 

Ưu – nhược điểm của gỗ sồi


Ưu điểm của gỗ sồi

  • Gỗ sồi sinh trưởng trong thời tiết giá lạnh quanh năm nên có thể chịu được sự khắc nghiệt của môi trường, thích hợp với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam
  • Kết cấu gỗ bền vững nhưng khối lượng khá nhẹ so với các dòng gỗ khác
  • Bề mặt gỗ mịn, thớ và vân gỗ đều, màu sắc rất đẹp, sáng
  • Tâm gỗ chứa tannin – chất kháng mối mọt tấn công
  • Những cây gỗ sồi già (trên 80 năm) có hệ vân rất rất đẹp và độ cứng hoàn hảo, chịu được lực tác động lớn mà không gây cong vênh, biến dạng
  • Gỗ sồi dễ gia công, khả năng bắt vít tốt, tương hợp với mọi phong cách nội thất khác nhau

Nhược điểm của gỗ sồi

  • Gỗ sồi khô rất chậm nên nếu không được tẩm sấy nghiêm ngặt sẽ có xu hướng nứt gãy, cong vênh khi phơi khô hoặc dùng lâu ngày
  • Gỗ sồi có độ giãn nở cao khi ngậm nước hoặc để ngoài không khí có độ ẩm cao

 

Ứng dụng của gỗ sồi


Gỗ Sồi trắng có cấu trúc dạng chai nên tính liên kết của các tế bào gỗ vô cùng chặt chẽ. Vì vậy, gỗ sồi trắng được ứng dụng rộng rãi để làm nội thất ngoài trời như cầu thang, cửa gỗ, cổng và thùng đựng rượu. Bên cạnh đó, gỗ sồi trắng chống lại được sự oxi hóa và tính ăn mòn nên cũng được các ngư dân sử dụng để đóng thuyền hoặc làm thùng chứa hải sản vv…

Trong nội thất, các công ty sử dụng gỗ sồi trắng để làm cửa gỗ, ván lót sàn, tủ buffer, tủ bếp cho đến những kiến trúc đòi hỏi tính cầu kì, trạm trổ cao như cầu thang, hộp đựng nữ trang vv… Gỗ sồi đỏ có giá thành rẻ hơn nên được dùng thông dụng để làm đồ nội thất trong nhà như bàn ghế ăn gỗ sồi, tủ rượu gỗ sồi, bộ phòng ngủ gỗ sồi, bàn sofa gỗ sồi, bàn trà gỗ sồi, kệ tivi gỗ sồi hoặc sofa gỗ sồi giá rẻ vv…

Sofa gỗ sồi

Sofa gỗ sồi kết hợp phần đệm bọc nỉ tinh tế

Sofa gỗ sồi kết hợp phần đệm bọc nỉ tinh tế

Tủ rượu gỗ sồi

Tủ rượu gỗ sồi thiết kế theo phong cách truyền thống

Tủ rượu gỗ sồi thiết kế theo phong cách truyền thống

Bàn trà gỗ sồi

Bàn ăn gỗ sồi tự nhiên chân trụ kiểu basic

Bàn trà gỗ sồi tự nhiên chân trụ kiểu basic

Bàn ghế ăn gỗ sồi

Bộ bàn ăn gỗ sồi tự nhiên với điểm nhấn là đường khoét rãnh tinh tế ở phần cạnh bàn

Bộ bàn ăn gỗ sồi tự nhiên với điểm nhấn là đường khoét rãnh tinh tế ở phần cạnh bàn

Cửa gỗ sồi

Cửa thông phòng gỗ sồi thiết kế dạng pano

Cửa thông phòng gỗ sồi thiết kế dạng pano

Giường ngủ gỗ sồi tự nhiên

Mẫu giường ngủ gỗ sồi tự nhiên với phần đầu và đuôi dạng thanh nan tinh tế

Mẫu giường ngủ gỗ sồi tự nhiên với phần đầu và đuôi dạng thanh nan tinh tế

Nội thất gỗ sồi tại Hà Nội có giá thành khá hợp lí do nguồn cung đảm bảo. Tuy nhiên để mua được nội thất làm bằng gỗ sồi tự nhiên chuẩn chỉ nhất, bạn nên đến các xưởng sản xuất ven ngoại thành Hà Nội hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong việc phân biệt nội thất gỗ sồi.

 

Phân biệt gỗ sồi và gỗ tần bì


Gỗ sồi và gỗ tần bì là hai dòng gỗ tự nhiên hoàn toàn khác nhau, mỗi loại sở hữu một đặc tính riêng. Tuy nhiên, khi đi mua hàng, khách hàng đa phần rơi vào tình trạng bối rối khi chính người bán hàng cũng không thể giải thích rõ được đặc tính cũng như cách nhận biết hai loại gỗ này. Vì vậy, sự nhầm lẫn là không thể tránh khỏi.

Xét về giá trị kinh tế thì hai loại gỗ tự nhiên này có mức giá tương đương nhau, mặc dù, gỗ tần bì thường rẻ hơn gỗ sồi một chút bởi hệ vân gỗ không sống động, rõ nét bằng gỗ sồi. Dưới đây, Hải Mạnh xin đưa ra một số tiêu chí so sánh, dễ nhận biết nhất về hai dòng gỗ này.

So sánh gỗ sồi (oak) và gỗ tần bì (ash)

So sánh gỗ sồi (oak) và gỗ tần bì (ash)

Gỗ sồi Nga và gỗ tần bì có phải là một?

Ngoài hai khái niệm Gỗ sồi trắng và Gỗ sồi đỏ, chúng ta còn biết đến một cụm từ rất sang chảnh đó là gỗ sồi Nga.

Vậy gỗ sồi Nga là gì? Liệu có phải như nhiều người phỏng đoán, gỗ sồi Nga là dòng gỗ sồi được nhập khẩu từ Nga về, mà đã nhập khẩu thì chắc hẳn chất lượng cũng như giá thành khá cao?

Trên thực tế, ở Nga người ta cũng trồng gỗ sồi. Tuy nhiên, giá gỗ sồi tại Nga khá đắt, cộng thêm thuế nhập khẩu cao nên không một đơn vị nào nhập khẩu gỗ sồi từ Nga về vì không thể đảm bảo lợi nhuận để kinh doanh. Bên cạnh đó, gỗ sồi nhập từ Mỹ và các nước châu Âu cũng có những ưu điểm không kém cả về thẩm mỹ và chất lượng. Do đó, có thể khẳng định gỗ sồi Nga ở Việt Nam là hầu như không có.

Ở Việt Nam, gỗ sồi Nga và gỗ tần bì thực chất là một. Do đặc tính vân gỗ, khối lượng của tần bì khá giống gỗ sồi (nhất là lúc lên màu), do đó, người ta dùng cách gọi “mĩ miều” này để đặt tên cho Tần Bì – một dòng gỗ nghe khá lạ tai và có giá trị thẩm mỹ thấp hơn.

 

Báo giá gỗ sồi


Báo giá gỗ sồi được nhiều người quan tâm bởi đây là nguyên liệu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về mặt chất lượng và thẩm mỹ cho các công trình nhà ở, văn phòng, showroom vv… Bảng giá gỗ sồi biến động không ngừng, phụ thuộc vào yếu tố thị trường cũng như nguồn cung. Do đó, để biết được giá gỗ sồi chính xác nhất và tốt nhất, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 0904.809.558 để được hỗ trợ chu đáo nhất.

Dưới đây là bảng giá gỗ sồi được Hải Mạnh tổng hợp từ nhiều xưởng gỗ khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Mức giá đưa ra là con số trung bình mà các bạn có thể tham khảo trước khi mua bán gỗ sồi nguyên liệu hoặc đặt đóng nội thất gỗ sồi cho công trình của mình. Mời các bạn tham khảo

Gỗ sồi và những ý nghĩa văn hóa


Ý nghĩa quốc gia

Lá gỗ sồi trên huy hiệu của Estonia

Lá gỗ sồi trên huy hiệu của Estonia

Cây gỗ sồi trở thành biểu tượng thông dụng, tượng trung cho sức mạnh và sức chịu đựng bất diệt của một số quốc gia, tiêu biểu là Đức (thời cổ đại).

Năm 2004, quỹ Arbor Day đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu và lựa chọn gỗ sồi là loại cây tượng trưng cho đất nước Hoa Kỳ. Và đến tháng 11 năm đó, cây gỗ Sồi được chính thức trở thành quốc cây của Mỹ. Một số quốc gia khác cũng lựa chọn cây sồi làm cây quốc gia như Latvia, Ba Lan, Pháp, Đức, Anh, Bulgaria, Romania, Jordan, xứ Wales vv…

Ý nghĩa Chính trị

Cây sồi được sử dụng như một biểu tượng của một số đảng phái chính trị. Nó là biểu tượng của Đảng Bảo thủ tại Vương quốc Anh và trước đây là Đảng Dân chủ tiến bộ ở Ireland và đảng Dân chủ tại Ý. Trong lĩnh vực văn hóa, gỗ sồi là biểu tượng của National Trust (Anh), The Woodland Trust và The Royal Oak Foundation

Ý nghĩa tôn giáo

Trong thần thoại Hy Lạp, cây sồi là biểu tượng thiêng liêng của thần Zeus – vị thần tối cao trong các vị thần. Còn trong thần thoại Baltic và Slavic, cây sồi tượng trung cho thần sấm sét và là một trong những vị thần quan trọng nhất của đền Baltic và Slav.

Bạn có thể xem thêm:

Gỗ tếchGỗ chò chỉGỗ muồng đen
Gỗ thôngGỗ gụGỗ táu
Gỗ samuGỗ hươngGỗ kim giao
Gỗ tần bìGỗ lũaGỗ gõ đỏ
Gỗ munGỗ xoan đàoGỗ căm xe
Gỗ MFCGỗ veneerVật liệu Acrylic
Vật liệu laminateGỗ ghép thanh Gỗ lim
Gỗ mdf

Lời kết


Trên đây là những chia sẻ của Hải Mạnh về các đặc tính cũng như ưu -nhược điểm của từng dòng gỗ sồi. Với những gì đã chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn có thể đúc rút được những kinh nghiệm trước khi chọn mua hoặc đặt làm nội thất bằng gỗ sồi cho công trình của mình.

Nếu muốn thi công nội thất nhà ở bằng gỗ sồi tự nhiên, hãy liên hệ tới hotline 0904.809.558 để được hỗ trợ, tư vấn và báo giá chính xác nhất nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây