Biện pháp thi công đóng cọc tre là một phương pháp rất hay dùng trong dân gian khi gia cố nền đất yếu cho các công trình móng nhà chịu tải trọng không lớn như móng nhà dân, nhà ở, nhà cấp 4,… Được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí khá hiệu quả cho chủ đầu tư mặc dù quy trình thi công khá phức tạp và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối đa nhất.
Chính vì thế một vài thông tin tiêu chuẩn về đóng cọc tre mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây sẽ là những gợi ý không thể bỏ qua cho bạn trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Mục lục nội dung
Thông thường, phương pháp đóng cọc tre được sử dụng nhiều để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào. Theo các KTS, đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng từ đó nâng cao sức chịu tải của đất nền cho công trình.
Biện pháp thi công đóng cọc tre này được sử dụng nhiều ở miền Bắc, những vùng đất ẩm ướt, ngập nước hay trên những mô đất lấp từ ao là chủ yếu vì tuổi thọ của cọc tre thường từ 50-60 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên nếu dùng trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát và làm nền đất yếu đi.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các cọc tre sẽ rơi vào khoảng 20-25cm là vừa đủ hoặc 16-25 cọc/m2 là đáp ứng tiêu chuẩn thi công đóng cọc tre, dày hơn nữa thì không thể đóng được và rất khó để thi công.
Tiêu chuẩn gia cố nền bằng cọc tre thông dụng hiện nay có 2 phương pháp hạ cọc được sử dụng thông dụng sau:
Phương pháp hạ cọc bằng máy: Phương pháp này sử dụng gầu máy đào và ép cọc, máy nén khí sử dụng trong trường hợp này thường là loại có công suất nhỏ, áp lực khi nén khoảng bằng 4-8 atm, một máy nén khí có thể dùng đồng thời cho 5-6 máy đóng cọc tre. Ngoài ra, một số nơi hiện nay đã cải tiến búa máy phá bê tông bằng cách chụp thêm một mũ chụp để cọc tre để giúp quá trình thi công diễn ra nhanh hơn, đỡ vất vả và có thể đóng cọc tre trong hố móng có dưới 20 cm nước khá dễ dàng hơn trước kia.
Phương pháp hạ cọc thủ công: Đây là phương pháp vẫn sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở nông thôn với dụng cụ chính là vồ gỗ rắn loại có trọng lượng từ 8 -10 kg cho 1 người hoặc 2 người để đóng. Để tránh làm dập nát đầu cọc tre thì có thể bịt đầu cọc bằng sắt, sau khi đóng xong thì cưa bỏ phần đầu cọc bị dập nát, nếu cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc dập nát thì nhổ bỏ. So với phương pháp thực hiện bằng máy thì biện pháp này mất khá nhiều phương thời gian và công sức.
Trên đây là một vài thông tin về tiêu chuẩn đóng cọc tre đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và thông dụng nhất hiện nay, hy vọng qua bài viết này Hải Mạnh sẽ giúp bạn có thể bỏ túi thêm một vài kinh nghiệm để đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn