global banners

[Xem ngay] Tiêu chuẩn về chiều dày sàn nhà dân dụng chuẩn 2018

Thứ bảy - 28/07/2018 07:58
Đồng thời làm hai nhiệm vụ là chịu lực và bao che, sàn nhà dân dụng có thể được coi như một sườn nằm ngang để giằng giữ, liên kết với cột, dầm và tường để đảm...

Đồng thời làm hai nhiệm vụ là chịu lực và bao che, sàn nhà dân dụng có thể được coi như một sườn nằm ngang để giằng giữ, liên kết với cột, dầm và tường để đảm bảo tính ổn định chung cho toàn căn nhà. Không chỉ giúp phân chia không gian của nhà thành các tầng lầu nhằm tăng diện tích sử dụng, trong xây dựng sàn nhà dân dụng còn có nhiệm vụ phân phối tải trọng, cũng như giúp cân bằng, tính ổn định vững chắc của tổng thể, cũng như tính cục bộ cho những kết cấu đứng.

Mục lục nội dung

  • 1 Tiêu chuẩn về chiều dày của sàn nhà dân dụng
  • 2 Cách tính chiều dày sàn nhà
    • 2.1 Tính chiều dày sàn nhà dân dụng thường
    • 2.2 Tính chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC
  • 3 Yêu cầu cơ bản về chiều dày sàn nhà dân dụng
  • 4 Lời kết

Tiêu chuẩn về chiều dày của sàn nhà dân dụng


Chiều dày sàn nhà dân dụng là yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại bền vững và hiệu quả sử dụng của bất kỳ một dự nào, công trình nhà ở nào đó. Theo các số liệu thống kê cũng như các ý kiến chuyên môn của KTS thì phần khối lượng bê tông được sử dụng trong quá trình xây dựng chiếm 30% khối lượng bê tông công trình.

Do đó, việc chọn độ dày sàn nhà dân dụng hợp lý chính là nhân tố để quyết định tính kinh tế của công trình. Trường hợp nếu chọn chiều dày sàn nhà dân dụng sai ví dụ như chiều dày sàn quá bé thì rất dễ làm cho độ cứng của công trình không đảm bảo, còn ngược lại chọn chiều dày sàn nhà quá lớn sẽ làm gia tăng tải trọng đồng thời làm tăng khối lượng bê tông và thép.

Đảm bảo sàn nhà có độ dày tiêu chuẩn là yếu tố quyết định chất lượng của công trình

Đảm bảo sàn nhà có độ dày tiêu chuẩn là yếu tố quyết định chất lượng của công trình

Thông thường chiều dày sàn dân dụng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố là kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép, hàm lượng thép. Tuy nhiên để tính chính xác chiều dày sàn dân dụng, thông thường chỉ xét thông số cơ bản nhất là nhịp. Dưới đây là 2 phương pháp tính chiều dày sàn nhà dân dụng được các nhà xây dựng sử dụng nhiều nhất, bạn có thể tham khảo qua:

Cách tính chiều dày sàn nhà


Tính chiều dày sàn nhà dân dụng thường

Công thức tính sàn bê tông cốt thép toàn khối là: h =(D/m)Lng

Trong đó:

  • Trị số hmin quy định đối với từng loại sàn tương ứng là: 5cm đối với mái; 6cm đối với sàn nhà dân dụng.
  • Lng là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. Trị số D = 0,8 – 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.
  • Trị số m chọn trong khoảng 30 -35 với bản loại dầm
  • Trị số m chọn trong khoảng 40-45 với bản kê bốn cạnh, chọn m bé với bản kê tự do, m lớn với bản liên tục.
Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Cách tính chiều dày sàn nhà dân dụng

Tính chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC

Đối với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép sử dụng.

  • Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in

  • Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn được tính bằng công thức α = EdJd/EsJ

Yêu cầu cơ bản về chiều dày sàn nhà dân dụng


Để đảm bảo an toàn và chất lượng sử dụng cho công trình, cấu tạo sàn nhà dân dụng đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:

  1. Chiều dày sàn nhà dân dụng phải đảm bảo cường độ và độ cứng chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn, tác động của con người, vật dụng gia đình hoặc các thiết bị máy móc phục vụ nhằm bảo đảm không bị gãy, sập gây nguy hiểm cho con người và hư hỏng vật dụng ở cả tầng trên và tầng dưới.

Chiều dày sàn nhà dân dụng đòi hỏi phải đảm bảo cường độ và độ cứng

2. Đảm bảo cách âm và cách nhiệt tốt: Hiệu quả sử dụng của công trình phụ thuộc vào chiều dày của sàn nhà dân dụng giải quyết được tốt vấn đề cách âm, cách nhiệt nhằm mục đích chính là khi đi lại, làm việc và nghỉ ngơi ở các tầng không bị ảnh hưởng lẫn nhau.

3. Các yêu cầu tối thiểu: khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy cao: Đây là yêu cầu cơ bản khi tính toán độ dày của sàn nhà dân dụng.

4. Hiệu quả kinh tế: Sàn nhà là bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí trong toàn bộ kinh phí công trình vì thế nên ưu tiên lựa chọn sàn phải nhẹ và có chiều dày cấu tạo tối thiểu, sử dụng vật liệu hợp lý và có khả năng được công nghiệp hoá.

Lời kết


Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên hy vọng đã giúp bạn giải quyết vấn đề về chiều dày sàn nhà dân dụng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thêm có thể liên hệ với Hải Mạnh chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây