Mua nhà mua cửa là chuyện cả đời nên chẳng ai muốn bỏ ra một đống tiền để thu lại được những phiền toái, căn nhà thì lộn xộn và xuống cấp. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng đủ tự tin để lường trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình mua nhà. Sau đây, Hải Mạnh xin chia sẻ một số tình huống khi mua nhà mà các gia chủ của chúng ta đã gặp phải. Hi vọng bạn đọc có thể đúc rút ra được một số kinh nghiệm xử lí trước khi lựa chọn mái ấm cho các thành viên trong gia đình.
Mục lục nội dung
Đó là tình trạng căn nhà mà chị Vân (Hà Nội) sau khi vào ở căn hộ có giá trên 3,8 tỷ tại Nam Từ Liêm. Diện tích căn hộ rơi vào khoảng 110m2 với 3 phòng ngủ và có một hạn chế duy nhất là thiếu ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc vị trí địa lí và tin tưởng từ chủ đầu tư, chị Vân vẫn quyết định chọn mua mặc dù mức giá khá cao, là 35 triệu/m2.
Sau khi tận dụng được hầy hết nội thất có sẵn, gia chủ vẫn phải bỏ thêm khoảng 200 triệu để mua các đồ còn lại như lò vi sóng, bếp nướng, máy giặt, sofa vv… Tuy nhiên, sau gần 1 năm ở nhà mới, chị Vân phát hiện thấy sàn nhà bắt đầu có dấu hiệu phồng rộp. Lúc đầu không để ý nhưng về sau, chị bắt đầu thấy dưới sàn nhà có dấu hiện mọc cây, nhìn kĩ thì ra là nấm. Sau khi làm việc với thợ lát sàn, chị nhận được câu trả lời là gỗ sàn kém chất lượng, thợ thi công thiếu kinh nghiệm vì lát sàn quá khít, không có không gian để gỗ thở khi co giãn. Thêm vào đó là nước lau sàn lâu ngày ngấm vào, tạo độ ẩm và sinh ra hiện tượng nấm mốc.
Với gian tủ bếp, vì thiếu kinh nghiệm phân biệt phụ kiện, nên hầu hết bản lề, ray và tay nâng tủ bếp đều là loại rẻ tiền, dễ dàng xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, cốt gỗ ở phần hậu tủ không đảm bảo, dẫn đến tình trạng bở, lộ lớp vụn gỗ ra ngoài.
Kết quả là sau đó chị Vân phải tự tay tu sửa hết nội thất, vì xét thấy việc bảo dưỡng cũng không thể đem lại kết quả lâu dài. Tổng chi phí của các hạng mục lên đến hơn 100 triệu.
Trong khi hàng xóm theo sát quá trình hoàn thiện của chủ đầu tư để kịp thời điều chỉnh vật liệu, lắp đặt thiết bị theo sở thích của mình thì vợ chồng anh Toàn (Thanh Xuân, Hà Nội) lại phó mặc hoàn toàn cho nhà thầu. Trong quá trình đợi bàn giao, anh Toàn cũng có đôi lần bàn với vợ thay đổi một số hạng mục nhưng vì muốn tiết kiệm chi phí nên vợ anh không đồng ý.
Sau khi nhận nhà, vợ chồng anh Toàn cảm thấy khá sốc khi cùng một mặt bằng bàn giao nhưng căn hộ của hàng xóm lại được hoàn thiện khá rất đẹp, ấm cúng trong khi căn nhà của mình thì lạnh lẽo. Sàn gạch vào mùa đông thì lạnh buốt, tủ bếp khá nhỏ không đủ diện tích bày xoong nồi, tủ lạnh cũng quá lớn nên không đủ cho vào ô chờ. Các thiết bị khác cũng không đáp ứng được mong muốn của vợ chồng. Sau khi bực bội và đổ lỗi cho nhau, hai vợ chồng quyết định thuê thợ lát hết lại sàn ở phòng khách và phòng ngủ. Thêm vào đó là tháo tủ lắp tủ mới. Phần gạch bông lát sàn cũ hầu như bỏ đi hết.
Theo các KTS, các gia đình nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định mua thô hoặc mua căn đã hoàn thiện. Với bàn giao thô, quý khách hàng có thể tự do đi mạch nước, mạch điện, lát sàn, trần vv… theo ý thích mặc dù trong quá trình tự mình thi công thường xảy ra những vấn đề pháp lí không mong muốn với chủ đầu tư như:
Do đó, nhiều người lựa chọn phương án an toàn hơn là nhận nhà đã hoàn thiện, chỉ cần dọn về ở để tiết kiệm công sức, thời gian. Tuy giá tiền đội lên không quá cao nhưng gia chủ có thể gặp phải một số trường hợp như thiết kế bên trong không tương hợp với nhu cầu công năng của gia đình. Thực tế thì nhiều gia chủ sau khi dọn về vài tháng lại phải dỡ hết nội thất ra để làm mới toàn bộ vì hỏng hóc, bong tróc.
Được chính tay làm nhà, đặt từng món đồ nội thất trong không gian sống của mình là một trong những cảm giác sung sướng nhất của những người chủ gia đình. Với những chia sẻ trên của 9X Interior, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có những cân nhắc khôn khéo để việc làm nhà của mình diễn ra thuận buồm xuôi gió nhất.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn