Có người trong mộng lại có thể nhận được tri thức và kỹ năng; có người nằm mơ thấy được sự thịnh suy của triều đại; cũng có người nằm mơ thấy trước được kết quả của một sự việc, thậm chí có thể dự đoán vận mệnh của chính mình. Đây chính là sự thần bí của giấc mơ. Câu chuyện nhỏ trong bài viết này có thể khiến người đọc thích thú và cũng có thể gợi mở rất nhiều điều.
>>> Phong Thần Diễn Nghĩa: 3 Thần dụ sâu xa thức tỉnh con người thế gian
Tiết Mẫu trong mơ nhận được Thần dụ
Tiết Hạ là học giả đa tài thời kỳ Tam Quốc, trong thời gian Tiết Mẫu mang thai ông, đã từng nằm mơ thấy có người đem tặng một rương quần áo, nói rằng: “Phu nhân nhất định sẽ sinh được một đứa con tài đức, nhận được sự kính trọng của Đế vương”. Thế là Tiết Mẫu ghi nhớ giấc mộng này, để tương lai còn nghiệm chứng.
Sau khi đủ tháng, Tiết Mẫu quả nhiên hạ sinh một cậu con trai, đặt tên là Tiết Hạ. 20 năm sau, Tiết Hạ trưởng thành, tài trí vẹn toàn, học vấn hơn người. Ngụy Văn Đế Tào Phi triệu mời Tiết Hạ vào triều để đàm luận về các vấn đề kinh tế, lịch sử, pháp lệnh, ông ấy có thể thao thao bất tuyệt nói chuyện cả ngày mà không cần nghỉ ngơi. Tiết Hạ văn từ hoa mỹ, bất cứ điều gì Văn Đế hỏi, ông ấy đều đối đáp rất trôi chảy, vấn đề gì cũng không thể làm khó được ông.
Ngụy Văn Đế cảm thán nói: “Năm đó, Công Tôn Long được mệnh danh là người có tài hùng biện, nhưng ông ấy quá kiêu ngạo, bảo thủ. Hôm nay nghe những gì khanh nói, đều là lời của thánh nhân, chỉ có những nhân tài như Tử Du, Tử Cống mới có thể so sánh được. Nếu Khổng Phu Tử có ở nước Ngụy, khanh nhất định sẽ được đi theo ông ấy, trở thành đệ tử nhập thất của ông ấy”. Nói xong, Ngụy Văn Đế đích thân viết “nhập thất sinh”.
Do gia cảnh Tiết Hạ nghèo khó, Ngụy Văn Đế cởi bỏ y phục của mình tặng cho Tiết Hạ để bày tỏ lòng kính trọng của mình. Lúc đó, uy tín của Tiết Hạ rất lớn, là đệ nhất nhân sĩ của Tào Ngụy. Giấc mơ của Tiết Mẫu lúc mang bầu 20 năm trước đã hoàn toàn ứng nghiệm.
Trong mộng nhận được thơ dự ngôn
Vào triều Thanh, cũng có người nằm mơ nhận được Thần dụ, hơi khác so với câu chuyện của Tiết Hạ ở chỗ chính bản thân người đó nằm mơ, sau này mới hiểu được ý nghĩa của nó.
Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký”, Kỷ Hiểu Lam, đại học sĩ triều Thanh từng kể một câu chuyện, có một học trò tên Hoắc Dị Thư, năm Giáp Thìn thời Ung Chính đỗ cử nhân, được giữ lại làm quan tại kinh thành, nhưng hầu như không có thành tích đáng kể. Một ngày nọ, Hoắc Dị Thư trong mộng gặp được Thần tiên và được ban cho một bài thơ:
Lục biện mai hoa sáp mãn đầu,
Thùy nhân khẳng hướng tử tiền hưu?
Quân khán kiểu kiểu vân trung hạc,
Phi thượng tam thai duyệt cửu thu.
Tạm dịch:
Sáu cánh hoa mai cắm đầy đầu
Ai chịu nghỉ hưu trước khi chết?
Vua xem anh dũng, hạc trong mây
Bay lên ba đài trải chín thu.
Năm Ung Chính thứ 5, triều đình cải cách chế độ y quan, bắt đầu quy định về đỉnh mũ, còn gọi là mũ miện, cùng với đồ trang sức trên đó, mục đích là để phân biệt cấp bậc quan viên. Đỉnh mũ của Hoắc Dị Thư là một chiếc mũ bằng đồng sáu cánh, giống như hoa mai, ông ấy bắt đầu hiểu ý nghĩa của bài thơ.
Hoắc Dị Thư cho rằng, nếu vế đầu của bài thơ đã ứng nghiệm thì 2 câu ở vế sau cũng sẽ ứng nghiệm. “Quân khán kiểu kiểu vân trung hạc; Phi thượng tam thai duyệt cửu thu”, trong bài thơ xuất hiện hạc tiên và tam đài, ông ta suy đoán, nếu trong lễ phục có họa tiết của hạc tiên tức là trang phục của quan nhất phẩm, tam đài tức là chức tể tướng. Lẽ nào ý muốn nói sau này sẽ thành quan lớn?
Sau này, Hoắc Dị Thư làm tới chức tri phủ Phụng Thiên, nhưng do phạm phải sai lầm, bị giáng xuống hàng quân đài, lại chính là quân đài thứ ba. Hoắc Dị Thư sống 9 năm trong tam đài rồi mới quay về nhà. Lúc Hoắc Dị Thư ở Sái Ngoại, tự xưng là “Vân Trung Hạc”, sử dụng chính câu nói ở trong bài thơ.
Sau đó, Hoắc Dị Thư kể câu chuyện này với Diêu An Công, cha của Kỷ Hiểu Lam. Diêu An Công nói: “Phía trên chữ “Hoắc – 霍” là bộ “Vân – 雲”, một nửa phía dưới chữ “Hạc – 靍” vừa đúng là ẩn giấu họ của anh, hoàn toàn không sai”.
Hoắc Dị Thư cảm thán: “Nếu biết trước là như vậy, lúc còn trẻ đã quyết tâm vượt khó. Bản thân nghĩ rằng vị trí của chức quan có thể đạt được ngay lập tức, không ngờ lại gây ra sự thất bại này. Xem ra, vế thứ hai là lời cảnh báo của Thần dành cho tôi. Tiếc là lúc đó tôi đã không suy nghĩ được sâu sắc hơn”.
Hoắc Dị Thư hiểu sai về ý nghĩa của Thần dụ, bản thân cũng không ngộ ra ý nghĩa trong bài thơ, mãi đến nhiều năm sau đó, ông ta mới thực sự lĩnh ngộ được.
Dù Tiết Hạ hay Hoắc Dị Thư nhận được Thần dụ trong mộng, đều có thể thấy rằng, vận mệnh của họ giống như kịch bản đã được viết sẵn rồi đưa vào thực tế diễn lại. Nhưng ai đã viết cái “kịch bản” này? Có lẽ chúng ta phải cần rất nhiều năm nữa mới có thể lý giải được những bí ẩn thiên cổ này.
>>> Nếu xuất hiện 5 loại giấc mộng này, thì tốt nhất đừng nên giải đoán
>>> Tô Đông Pha nhiều lần gặp giấc mộng kỳ quái, làm thơ chọc giận Long Vương
Tiểu Minh (biên dịch)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...