Có người nói, con người sinh ra đều là giống nhau, vận mệnh cả đời đều là do nỗ lực sau này quyết định, hoặc gặp được thời cơ nào đó. Nếu là như vậy, tại sao có người sinh ra tại nơi nghèo khó, có người lại được sinh ra ở chỗ giàu sang; có người mới sinh ra đã thiếu thốn cái ăn cái mặc, có người sinh ra lại được ăn no mặc ấm? Lúc đó họ đều là những đứa trẻ, vậy họ biết gì mà nỗ lực?
Nói về thời cơ, tại sao đều tốt nghiệp đại học, ông A được làm quan lớn trong khi ông B vẫn ở vùng biên cương sống cuộc sống khó khăn? Thật ra mỗi con người được sinh ra thì vận mệnh cả đời của người đó đã được định đoạt rồi.
Quan niệm về số kiếp có thể bị coi là mê tín, kỳ thực, giàu sang hay khốn khó của mỗi người, phúc lộc thọ đã được định đoạt sẵn, người có công năng túc mệnh thông có thể dự đoán vận mệnh cả đời của một con người. Nếu không tin, chúng ta hãy cùng xem lại một số câu chuyện trong lịch sử.
Thôi Nguyên Tông có số mệnh lưu đầy
Trong “Định mệnh lục” có ghi chép lại một câu chuyện như sau. Vào thời nhà Đường khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, Thôi Nguyên Tông giữ chức tể tướng. Lệnh sử Hề Tam Nhi nói với ông rằng: “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ bị lưu đày đến Nam Hải; trong vòng 6 năm sẽ có 3 lần đối mặt với cái chết, nhưng đều không thể chết. Từ đó về sau, ông sẽ thay đổi nhiều chức quan, cuối cùng được khôi phục chức tể tướng, sống đến 100 tuổi, nhưng lại chết vì đói”.
60 ngày sau, quả nhiên ông bị định tội và phải lưu đày xuống phía Nam của đảo Hải Nam. Mấy năm sau, ông bị bệnh kiết lị kéo dài gần 100 ngày, từng đến lúc thập tử nhất sinh, nhưng vẫn không chết. May mắn nhận được đặc xá và có cơ hội quay trở về kinh thành.
Trên đường về kinh, lúc đi thuyền vượt biển thì gặp phải sóng to gió lớn, thuyền bị chìm, người ngồi chung thuyền đều chết hết, chỉ có một mình Thôi Nguyên Tông bám vào một miếng ván lớn, trôi dạt trên biển, trôi vào một hòn đảo nhỏ, bị sóng đánh vào trong một bụi lau sậy.
Nhưng chẳng may, trên miếng ván có một cái đinh lớn, và ông đã bị cây đinh đó đâm vào sống lưng, sâu đến vài tấc. Miếng gỗ có đinh đó đè lên người ông, ông không còn sức lực, đành phải ngày đêm chịu đau, rên rỉ trong bùn đất.
Lúc này đột nhiên gặp được một người chèo thuyền đến đảo này, nghe tiếng rên rỉ, cảm thấy tội nghiệp ông nên đã dìu ông lên thuyền và giúp ông nhổ đinh, cầm máu, rất lâu sau ông mới hồi tỉnh. Mọi người cảm thấy tội nghiệp cho ông nên đã cho ông lương thực, ông đành phải xin ăn dọc đường.
Có một ngày ông đang nằm trên thuyền, nhìn thấy một vị quan mặc bộ y phục màu xanh lục, sau này nhận ra vị quan này chính là lệnh sứ của ông khi còn làm tể tướng. Ông đến chào hỏi và hai người nói chuyện với nhau, vị quan đó còn góp cho ông một ít lương thực, nhờ vậy mà ông mới có thể về lại kinh thành.
Vận mệnh sớm đã được định đoạt
Sáu năm sau, Tuyển Tào Tư bẩm tấu về tình hình của nguyên tể tướng, Hoàng đế Tắc Thiên hạ lệnh đặc cách cho ông ta một chức quan. Ngày vào cung bái tạ, ông bị dẫn đến điện đường để hỏi, vì Thôi Nguyên Tông đang mặc bộ y phục màu xanh lục, hoàng đế Tắc Thiên sau khi nhìn thấy đã nhận ra rằng từng gặp ông ta, hỏi Nguyên Tông đã từng giữ chức quan nào, ông kể rõ tình hình. Tắc Thiên đã hạ chiếu cho thuộc hạ, để họ bổ nhiệm cho Nguyên Tông làm quan úy. Cũng đến ngày vào cung bái tạ, Tắc Thiên lại đặc phong ông làm Ngự sử. Sau cùng là chức Thượng thư tả thừa tướng, Thứ sử Bồ Châu.
Năm đó Thôi Nguyên Tông cũng đã 99 tuổi, con cháu của ông đều chết hết, chỉ còn một mình ông, có bệnh nằm trên giường, gọi nô tài đem cơm cháo qua, đám nô tài khinh ông tuổi già sức yếu, đều chê cười mà không làm theo. Thôi Nguyên Tông cũng không còn khả năng trách phạt bọn họ, cảm thấy tức giận, không được ăn uống nên mấy ngày sau qua đời.
Có người nói thời cơ, gặp được thời cơ thì sẽ được làm quan, thực ra phải xem trong số mệnh của người đó có hay không, nếu không có, cho dù hoàng đế muốn cho họ làm quan cũng không làm nổi.
Vương Hiển không có phước phận làm quan
Theo ghi chép trong “Thái Bình Quảng Ký”, Vương Hiển thời Đường có giao tình với Đường Thái Tông giống như giao tình của Nghiêm Tử Lăng với Hán Quang Vũ đế vậy. Họ thường hay chơi trò kéo quần, lấy mũ để làm vui.
Hoàng đế lúc chưa vinh hiển thường hay nói đùa rằng: “Vương Hiển đến già cũng không thể làm quan đưuọc”. Đến khi hoàng đế lên ngôi, Vương Hiển đến bái kiến, tiện thể bẩm tấu: “Tôi bây giờ có thể làm quan được không?”. Hoàng đế cười và nói: “Không biết có được không”. Rồi triệu kiến ba người con của Vương Hiển, đều phong quan ngũ phẩm.
Chức quan của Vương Hiển không bì được với ba đứa con của mình, ông liền xin hoàng đế phong cho chức quan lớn hơn. Hoàng đế nói: “Không phải trẫm tiếc với khanh mà vì khanh không có tướng làm quan”.
Vương Hiển nói: “Nếu được làm quan thì cho dù có chết ta cũng chịu”. Lúc đó Phó xạ Phòng Huyền Linh nói: “Bệ hạ có giao tình lâu năm với ông ta, tại sao không thử cho ông ta một chức quan?”. Thế là hoàng đế phong cho ông ta chức quan tam phẩm, và kêu người mang áo kim bào tím đến ban tặng. Ngay tối hôm đó Vương Hiển chết.
Thời cơ của Vương Hiển chắc không có vấn đề gì, nhưng vận mệnh của ông không có? Gò ép bản thân trái lại lại chuốc họa vào thân.
Vậy tại sao vận mệnh con người lại có sự khác biệt lớn đến vậy? Theo “Tam thế nhân quả kinh” có giảng: “Tôn giả Ananda lúc ở trên núi Linh Sơn có hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni nhân quả là gì, Đức Phật đáp: ….Tất cả nam nữ trên thế gian này, nghèo hèn hay phú quý, chịu khổ hay hưởng phúc, tất cả đều do báo ứng từ kiếp trước…”
“Muốn biết nhân kiếp trước, hãy nhìn quả kiếp này. Muốn biết quả kiếp sau, hãy xem nhân kiếp này đã tạo”. Từ quan điểm này, có thể nói bần cùng phú quý kiếp này đều được định đoạt từ kiếp trước, là do tự chính bản thân mình lựa chọn. Nhưng hành động hiện tại của chúng ta, lời nói của chúng ta cũng sẽ là lựa chọn cho vận mệnh sau này của chính mình.
Tiểu Minh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn