Văn hóa ‘ngải’ được truyền thừa từ rất lâu
Ngải cứu, còn có nhiều cách gọi khác như ngải tháng 5, cây cứu, ngải lá trắng,… Ngải cứu là nguyên liệu tốt để nấu ăn và cũng được xem là một loại thuốc hay để chữa bệnh. Những công dụng của cây ngải đã được người Trung Quốc biết đến từ lâu, nội hàm phong phú của nó vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Trong những bài thơ lâu đời nhất của Trung Quốc có một bài ca dao về hái ngải, cho thấy văn hóa sử dụng cây ngải ở Trung Quốc đã được truyền thừa từ rất lâu.
Trong Kinh Thi có một bài thơ tên “Thi ‧ Quốc phong ‧ Vương phong ‧ Thái cát” có câu: “Bỉ thái ngải hề, nhất nhật bất kiến, như tam nguyệt hề”, ý rằng một người đi hái ngải, một ngày không gặp tựa như 3 năm.
Điều đó cho thấy, cây ngải trong thời cổ đại rất có thể là một loại thực vật quan trọng. Trong sách sử “Xuân Thu Cốc Lương truyện” đã lấy ‘ngải’ để biểu thị việc thu hoạch cây trồng: “Nhất niên bất ngải nhi bách tính cơ”, ý rằng một năm không thu hoạch thì bách tính đói nghèo.
Nội hàm phong phú trong văn hóa ngải
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, là một loài thực vật thuộc họ cúc, lá cây có hình dạng chẻ lông chim. Cây ngải mang theo nội hàm vô cùng phong phú, trong văn hóa của Trung Quốc, ngải tuy nhỏ bé nhưng lại tạo nên một hình tượng vĩ đại, bên trong sự bình thường ấy lại thể hiện sự nổi bật xuất sắc. Từ trong ý nghĩa của chữ “ngải” cũng có thể tìm được thêm nhiều điều thú vị về văn hóa Trung Quốc.
“Ngải” có ý nghĩa là “già”, ý chỉ một nửa đời người. “Ngải nhân” là chỉ những người từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, chỉ khi đạt được đến điểm này, thì mới có thể đem việc chính trị quan trọng giao phó cho họ. Trong “Lễ Ký – Khúc Lễ” có nói: “Ngũ thập viết ngải, phục quan chính”, ý rằng một người đến tuổi 50, mới có thể đảm đương chính sự quan trọng.
Trong “Nhĩ Nhã” có viết: “Ngải” có ý nghĩa là lão, chỉ sự từng trải. Trong “Dương Tử – Phương Ngôn” viết: Những người lớn tuổi từng trải qua nhiều chuyện, có kinh nghiệm phong phú. Xưa nay, tại vùng Đông Tề, Lỗ, Vệ đều gọi những người lớn tuổi là “ngải nhân”.
Người xưa nói “sắc như ngải” chính là chỉ về màu tóc bạc trắng. Ngoài ra, ngải còn có nghĩa là “tướng” hoặc “tốt rất đẹp”. Ví dụ, trong “Mạnh Tử” dùng hình ảnh “thiếu ngải” để chỉ vẻ ngoài xinh rất đẹp: “Tri hảo sắc tắc mộ thiểu ngải”, ý rằng kẻ háo sắc thường thích con gái trẻ rất đẹp.
Cây ngải, một trong “ngũ thụy” của tiết Đoan Ngọ
Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là tiết Đoan Ngọ, người xưa gọi buổi trưa của ngày mùng 5 tháng 5 là “Thiên trung”, tiết Đoan Ngọ còn được gọi là “tiết Thiên Trung”. Vào lúc này thời tiết nóng ẩm sẽ xua đuổi côn trùng.
Với trí tuệ của người xưa, họ đã dùng một cách khắc chế ‘ngũ độc’ (5 thứ độc: rắn, rết, bò cạp, cóc, nhện hoặc thạch sùng) vừa tự nhiên vừa bảo vệ môi trường đó chính là lấy “ngũ thụy thiên trung” (5 thứ lành), một trong đó chính là cây ngải cứu.
“Ngũ thụy thiên trung” gồm các loại cây như cây ngải, cây xương bồ, cây lựu, củ tỏi và hoa long thuyền (hoa chi trang), năm loài thực vật này có hương thơm nồng hoặc là mang dược tính, có thể loại bỏ được cái độc của ‘ngũ độc’.
Tiết Đoan Ngọ người ta thường dùng cây ngải, cây xương bồ, có nơi còn cho thêm tỏi kết lại thành chùm và đem treo trước cửa nhà hoặc treo dưới mái hiên, dùng để tiêu diệt ôn dịch độc hại. Dùng ngải khô ngâm nước có thể tiêu độc, trị ngứa.
Thời đại Nam Bắc triều đã có phong tục treo ngải để xua đuổi sâu bệnh, tà độc. Trong “Kinh Sở tuế thời ký” có ghi chép lại tập tục tiết Đoan Ngọ của dân gian: “Mùng 5 tháng 5, bện lá ngải thành hình người rồi treo trước cửa nhà, để bài khí độc”.
Điều trị bệnh bằng cây ngải
Ở Trung Quốc, việc sử dụng cây ngải để trị bệnh, chăm sóc sức khỏe đã có lịch sử gần 2000 năm nay. Ngải có ý nghĩa là “trị” và “dừng”. Trong “Bản thảo cương mục” có ghi: “Thầy thuốc dùng cây ngải cứu bách bệnh”, trước đó nó cũng được gọi là cây cứu. “Tự điển Khang Hi” có ghi chép: “Ngải là một loại thảo dược”.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc có châm cứu, chính là phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu. Hạt ngải và cành ngải được sử dụng chính là lấy từ cây ngải. Phương pháp châm cứu ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe còn có thể khiến con người ta trở nên xinh rất đẹp hơn, điều này được ghi chép trong y án của nữ châm cứu gia đầu tiên của Trung Quốc – Bào Cô.
Thần y châm cứu Bào Cô lưu danh sử sách
Bào Cô, tên là Tiềm Quang (309-363), là người đầu tiên sử dụng lá cây ngải để trị bệnh và cũng là một trong tứ đại nữ thần y của Trung Quốc. Bào Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống gia giáo, tu đạo và chữa bệnh. Cha là thái thú Nam Hải Bào Tịnh, tự Thái Huyền, vốn có duyên với tiên giới, ẩn mình tu luyện, thông thạo thiên văn, Hà Đồ, Lạc Thư và những thứ liên quan đến y thuật, ông cũng có thể bói được chuyện tương lai.
Theo “Tấn Thư – Liệt truyện 65” ghi lại, cha của Bào Cô có thể nhớ được ký ức của kiếp trước, hơn nữa còn được Âm Quân tiên nhân truyền thụ cho bí quyết tu đạo. Khi ông qua đời cũng đã hơn trăm tuổi.
Chồng của Bào Cô là một người có tài, không ham danh lợi. Hai người được cha Bào Cô tác thành và cho kế thừa y thuật. Hai người cùng chung chí hướng, trở thành y tiên, ẩn cư tại La Phù, Lĩnh Nam cùng nhau tu hành, đồng thời khổ luyện y thuật để cứu người.
Bào Cô dùng ngải cứu để hồi xuân
Bào Cô vân du qua mọi ngọn núi cao, khe suối ở Lĩnh Nam, dấu chân của bà có ở khắp La Phù Sơn cho tới Nam Hải. Bà đi hái thuốc để điều chế thuốc, tại vùng Lĩnh Nam bà đã cứu được vô số người. Đối với cây ngải bà đặc biệt có tuệ nhãn, bà tự học và sáng chế ra tuyệt học ngải cứu.
Truyền thuyết kể rằng bà đã tìm thấy cây ngải chân đỏ ở dưới chân Việt Tú Sơn, sau khi được phơi khô thành từng sợi, loại thảo dược này có thể khiến cục u trên cơ thể rụng đi, hồi xuân. Tương truyền rằng có một lần bà đi ngang qua bờ sông thì bỗng thấy một cô gái trẻ đang khóc không ngừng, Bào Cô liền tiến tới xem thì thấy trên mặt cô gái có rất nhiều u nhọt màu nâu đen, trông rất sợ hãi.
Cô gái khóc và kể với bà, bởi vì những cái u này mà cô bị mọi người khinh bỉ, hôn sự cứ lần lượt kéo dài mãi, mỗi lần nghĩ đến việc này cô đều cảm thấy rất đau lòng. Lúc ấy cô gái vẫn không biết rằng mình đã gặp được một vị thần y tâm địa bồ tát. Bào Cô lập tức lấy thuốc ngải trị cho cô, chẳng mấy chốc một cô gái dung mạo xinh rất đẹp đã xuất hiện.
Sau khi được điều trị bằng cây ngải, những u nhọt màu nâu đen trên mặt của cô gái toàn bộ đều rụng hết, gương mặt hiện tại của cô gái căng bóng như da trẻ em mới sinh, cô như được sống lại một cuộc đời mới vậy.
Ngải của Bào Cô khiến người đời ngưỡng mộ
Những việc hành y cứu người của Bào Cô đã được truyền khắp Lĩnh Nam. Người dân ở đó cảm kích ân đức của bà, đã đặt tên thuốc ngải do bà đặc chế gọi là “ngải Bào Cô”, cũng xây dựng một từ đường để thờ phụng.
Tại huyện Phiên Ngu (nay là phía Bắc thành phố Quảng Châu) còn lưu lại một cái giếng Bào Cô, đó là nơi Bào Cô lấy nước để điều chế thuốc. Trong “Gia Khánh nhất thống chí – Quảng Châu phủ nhất- Sơn Xuyên” có ghi lại: “Giếng Bào Cô ở phía Tây của Việt Tú Sơn, huyện Phiên Ngu, tương truyền là nơi Bào Cô đã từng múc nước”.
Những câu chuyện về Bào Cô, về cây ngải Nam Hải giúp con người bảo vệ sức khỏe, cứu người được lưu truyền từ rất lâu, ở trong thơ ca cũng có rất nhiều ghi chép về bà. Ngải Bào Cô cho đến tận hôm nay vẫn khiến cho người đời không ngừng hoài niệm.
Năm đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, trong thơ của Khưu Phùng Giáp có câu: “Ai đã gửi tin đến Bào Cô? Đầy trời hoa tuyết hạc bay trở về”. Cây ngải lấy chữ “thảo” để làm tên, hoa của cây ngải cũng giống như hoa tuyết, bên trong có rất nhiều đóa hoa mà mỗi đóa hoa có rất nhiều hoa nhỏ, tất cả dường như đều gửi đến cho Bào Cô. Hoa ngải nở hướng về tiên sơn; Bào tiên cô giống như chim hạc quay trở về!
Tiểu Minh, theo Epoch Times
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...