global banners

Bạn cảm thấy “kiến bò ở chân”! Đây là nguyên nhân và cách trị</span>

Thứ tư - 25/07/2018 11:30
. Nếu bạn đang hoặc đã từng có một đêm tồi tệ vì cứ có cảm giác như kiến bò ở chân thì đó có thể do bạn mắc phải hội chứng chân không yên (RLS).

Nếu bạn đang hoặc đã từng có một đêm tồi tệ vì cứ có cảm giác như kiến bò ở chân thì đó có thể do bạn mắc phải hội chứng chân không yên (RLS).

Hội Chứng RLS, hội chứng chân không yên, cảm thấy kiến bò ở chân,

Hội chứng chân không yên (RLS). (Ảnh: Shutterstock)

Đây là hội chứng phổ biến mà đa số mọi người mắc phải, thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, phụ nữ mang thai. Khi này đôi chân của bạn không thể nằm yên trên giường. Chúng phải được di chuyển dù bạn không hề muốn như thế. Thực tế là bạn không thể kiểm soát được đôi chân.

Những người mắc hội chứng RLS thường sẽ co giật chân vì có cảm giác bồn chồn, ngứa ngáy ở cơ bắp như có kiến bò trong chân vậy. Hội chứng này thường xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi, nhất là trong lúc ngủ.

Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc thiếu ngủ như lo âu và trầm cảm.

Nhiều người, nhất là các cụ già, bị chứng đau nhức chân tay về đêm hoặc bất cứ khi nào nằm nghỉ ngơi. Cảm giác nhức mỏi làm cho họ không thể để yên chân tay được. Có cụ thường xuyên rên la nhức mỏi, khiến con cháu phải đấm bóp liên tục.

Thậm chí có cụ già 70 tuổi, rất yếu, nhưng không thể nào ngồi yên hay nằm yên được, phải đi lại liên tục, người trở nên suy kiệt, mệt lả, mà vẫn không thể nằm hay ngồi nghỉ được!

Mặc dù hiện tượng này vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: RLS dường như có mối liên hệ mật thiết với sự rối loạn tim, phổi, thận, tuần hoàn máu và bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, đôi khi nguyên nhân gây bệnh cũng rất đơn giản như việc tiêu thụ caffeine quá nhiều hoặc quá ít.

Dấu hiệu của Hội Chứng RLS

Hội Chứng RLS, hội chứng chân không yên, cảm thấy kiến bò ở chân,

Dấu hiệu của Hội Chứng RLS. (Ảnh: Internet)

– Bạn luôn cảm thấy đôi chân của mình muốn được di chuyển và không thể kiểm soát được điều này. 

– Khó ngủ hoặc mất ngủ.

– Bạn cảm thấy tốt hơn khi đôi chân di chuyển.

– Cảm thấy khó chịu hơn khi nghỉ ngơi

– Tình trạng tồi tệ hơn vào buổi tối, đặc biệt là khi bạn nằm xuống

Để giảm các triệu chứng kể trên, chuyên gia khuyên nên thực hiện các việc sau:

  1. Duỗi chân ra ngay trước khi đi ngủ.
  2. Tắm nước ấm trước khi lên giường cũng là một cách tuyệt vời để giảm các triệu chứng.
  3. Tập thể dục mỗi ngày.
  4. Tránh uống quá nhiều caffeine. Vì nó có thể làm rối loạn tuần hoàn máu và chu kỳ giấc ngủ.

Nhiều người bị thiếu máu khi mắc phải hội chứng RLS. Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm sắt thông qua chế độ ăn uống. Việc sử dụng loại trà dưới đây sẽ giúp đỡ bạn trong trường hợp này.

Nguyên liệu:

– Một muỗng canh hoa tầm xuân nghiền

– Một muỗng canh hoa cúc La Mã nghiền

– Một muỗng cà phê mật ong

– 0,5 lít nước sôi

– Một ít nước cốt chanh

Cách pha:

Hội Chứng RLS, hội chứng chân không yên, cảm thấy kiến bò ở chân,

Uống trà có thể cải thiện bệnh. (Ảnh: Internet)

Bước 1: Ngâm hoa cúc và hoa tầm xuân trong nước sôi vài phút.

Bước 2: Sau đó, lọc lấy nước trà và thêm vào mật ong, nước cốt chanh.

Uống trà vài lần trong ngày và một lần nữa trước khi đi ngủ.

Nếu triệu chứng xuất hiện nhẹ, chưa gây tác động làm rối loạn giấc ngủ thì có thể thực hiện các biện pháp massage chân, ngâm chân trong nước nóng trước khi đi ngủ, tránh dùng những chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc chống trầm cảm, an thần…

RLS thường khó được phát hiện hoặc dễ bị chuẩn đoán sai khi triệu chứng không rõ ràng, hoặc bệnh đang ở giai đoạn nhẹ. Nhưng sau khi được chuẩn đoán chính xác, bệnh nhân RLS có thể được chữa khỏi khỏi hoàn toàn.

Uniwriter

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây