Bất chấp người đàn ông bị dị tật một phần cơ thể, tôi yêu anh vì những cảm nhận rất riêng. Anh từng mặc cảm, còn tôi xem đôi chân bên ngắn bên dài, những bớc tập tễnh khó nhọc của anh chẳng là gì.
Cuộc sống dần trôi, những khó khăn không lường trước nảy sinh, đòi hỏi chúng tôi phải vững vàng hơn về tài chính.
Áp lực công việc bắt đầu xuất hiện. Hình minh họa |
Tôi lao vào làm việc. Áp lực công việc khiến tôi nhiều ngày căng thẳng vô cùng, nhưng tôi không thể đòi hỏi vì biết anh không thể làm thêm gì, ngoài công việc văn phòng lương thấp.
Thu nhập khiêm tốn của chồng và áp lực công việc bản thân, dù đã giỏi kiềm chế, cuối cùng tôi cũng không vượt qua được thử thách. Tôi suốt ngày quạu quọ, nhiều khi bực quá mà nói ra những lời lẽ coi thường chồng.
Anh buồn nhưng vẫn lặng lẽ làm việc, ân cần với vợ con, vẫn phụ tôi việc nhà, việc con cái.
Trong con hẻm, dường như tôi là người phụ nữ vất vả nhất. Thấy chị em tung tăng quần áo lụa là cuối tuần, thấy chồng người ta xe hơi đưa đón, đôi khi tôi thấy chồng là “cái gai”, nhưng không thể “nhổ” được.
Vậy mà, có người đem chồng họ ra so sánh với chồng tôi, bảo chồng tôi dù thu nhập không cao nhưng ổn định, biết lo lắng trong ngoài, là người đàn ông sống nghĩa tình. Chị khác thì nói tôi đừng đứng núi này trông núi nọ. Vì có khi anh chồng trông nhanh nhẹn, lành lặn đó, nhưng lại bồ bịch, rượu chè bê tha, còn ỷ làm ra tiền, khinh khi vợ.
Năm 39 tuổi, tôi bị tai biến, liệt nửa thân người. Lúc này tôi mới cảm được những vất vả từ người chồng “cái gai”.
Sáng nào cũng có thầy thuốc đến nhà châm cứu, rồi thuốc thang, bồi bổ từ chồng. Tôi khá hơn còn nhờ anh dìu đỡ, tập tành đi lại. Dần dần đôi chân tôi linh hoạt hơn. Bây giờ, tôi có thể chống nạn, dù phải nhích từng bước chân.
Lúc này, tôi bắt đầu có suy nghĩ ngược lại: tôi đã trở thành “cái gai” không thể “nhổ” của chồng. Anh bảo tôi tầm phào, vợ chồng hoạn nạn có nhau, sao gọi “đinh, gai” gì.
Chồng chia sẻ thật lòng, mà tôi thấy “đau”. Anh ấy chăm sóc tôi, làm cha của các con tôi, làm cả công việc của một người mẹ, không một lời than vãn.
Chồng ân cần chăm vợ ốm. Hình minh họa |
Dù không bị chồng than thở là gánh nặng, nhưng tôi xấu hổ trong lòng. Ngày trước tôi quá đáng với chồng, nên chắc tôi bị trời phạt. Tôi nghĩ thế, và luôn dằn vặt.
Chồng hiểu mọi suy nghĩ của tôi. Anh tìm mọi cách làm tôi vui. Tôi không dám đón nhận mọi sự ân cần, cũng vì tính tự ái. Sợ tôi buồn, ảnh hưởng bệnh tật, gia đình kém vui, anh mang hàng gia công về để tôi có việc, để thấy mình vẫn còn có ích với chồng, con.
Cuộc sống của tôi không còn đơn điệu như những ngày tôi còn lành lặn. Có lẽ tại ngày trước tính tôi khó chịu, nên chồng ngại gần gũi, sẻ chia. Bây giờ, làm gì anh ấy cũng hỏi ý kiến vợ, xem vợ là “quân sư”, còn bảo vợ thức thời, giỏi giang.
Thú thật, “nhờ” gặp sự cố sức khỏe ấy mà tôi hiểu và cảm nhận về chồng sâu sắc hơn. Phần đời còn lại của tôi, những buồn vui, sướng khổ, phụ thuộc rất lớn từ chồng. Nhưng tôi tin chắc rằng, anh ấy vẫn mãi là người chồng, người cha tốt mà mẹ con tôi may mắn sở hữu.
MiMi
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn