global banners

Những học sinh 'được' sửa điểm thi ở Hà Giang sẽ ra sao?

Thứ tư - 25/07/2018 14:32
Chắc chắn những học sinh trong câu chuyện Hà Giang không thể là con em gia đình khó khăn. Chúng là món trang sức của những cha mẹ khá giả, quyền chức muốn tô điểm thêm cho họ sự lấp lánh...
  • Vụ nâng khống điểm ở Hà Giang: Dù thế nào, trường vẫn mong điều tốt nhất cho các em
  • Vụ nâng khống điểm thi ở Hà Giang: Phó phòng khảo thí lợi dụng quy trình lỏng lẻo?
  • Vụ nâng khống điểm thi ở Hà Giang: Tương lai của những thí sinh thế hệ '6 giây'
  • Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an xử lý nghiêm vụ sai phạm chấm thi ở Hà Giang
  • Vụ nâng điểm thi ở Hà Giang: Ông Lương đã lừa máy quét chấm điểm tự động ra sao?

Mấy hôm nay theo dõi câu chuyện điểm thi gian dối ở Hà Giang, điều tôi bận lòng nhất chính là lương lai các em học sinh, nạn nhân của chuỗi bi kịch này.

Tôi thực lòng không dám hình dung các em sẽ bước ra đường như thế nào, sẽ tiếp tục sống ra sao. Ở tỉnh lẻ, mọi người hầu như biết nhau, biết rõ ràng mọi quan hệ gốc gác của một cá nhân. Mọi lời xì xầm bàn tán quanh những đứa trẻ vừa chân ướt chân ráo vào đời sẽ thật đáng sợ.

Nhung hoc sinh 'duoc' sua diem thi o Ha Giang se ra sao?
Bảng điểm tai tiếng đang của học sinh Hà Giang

Không đáng sợ sao được khi có em vừa mới là thủ khoa đó, bỗng chốc có trong tay mớ điểm liệt. Không đáng sợ sao được khi mọi thứ rõ ràng ra trước cả nước điểm mình có được do một sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa những người lớn với nhau.

Hẳn là, chính các em cũng ngỡ ngàng khi thấy số điểm của mình vài hôm trước. Trong chuyện này, rõ ràng các em chỉ là nạn nhân của người lớn, của những êm ả được dọn sẵn. Liệu những con đường thông thoáng, những khác biệt được ba mẹ bày biện trong đời ấy có giúp các em đi qua được cú sốc này.

Tôi nhớ bạn tôi. Bạn từng là niềm mơ ước của tất cả những đứa trẻ của làng quê ngày ấy. Ba mẹ bạn kinh doanh giàu có bậc nhất huyện lỵ, hình như ai cũng kính nể, rụt rè trước các thành viên nhà bạn, dù thành viên ấy chỉ là đứa trẻ.

Đời bạn như được trải thảm. Từ cấp I đã được thầy cô thương mến một cách khác thường, thi tốt nghiệp cấp II có người mang bài giải vô tận phòng để bạn chép. Chúng tôi chỉ biết nhìn bạn một cách thèm thuồng, vì bạn muốn gì cũng được, có phạm lỗi cũng không ai la rầy.

Những tưởng mọi thứ cứ mãi êm đềm như những gì ba mẹ bạn chuẩn bị cho bạn. Nhưng không. Gia đình bạn đột ngột phá sản khi ba bạn bị phát hiện buôn lậu. Cả ba mẹ đều phải ngồi tù lúc bạn đang vào những tháng cuối của lớp 12.

Bạn bỏ học dở chừng rồi đi đâu không rõ. Sau này, khi bạn bè kết nối lại, mới biết nhiều năm sau đó bạn cũng tù tội vì tham gia đường dây làm bằng giả. Bạn đã không thể vượt được mình dậy sau biến cố gia đình, bạn làm nhiều việc khác nhau, đều là những "việc nhẹ lương cao" bất chấp nguyên tắc và đạo đức. Có lẽ đã quen với việc mọi thứ trong đời mình được bày mâm dọn cỗ nên không thể làm những việc khó khăn cực nhọc như chúng tôi chăng?

Nhung hoc sinh 'duoc' sua diem thi o Ha Giang se ra sao?
Niềm vui học hành của con trẻ nhiều khi bị người lớn can thiệp thô bạo. Hình minh họa.

Phụ huynh chúng ta thường mong con sung sướng, vui vẻ, được thầy cô thương mến, quan tâm.  Từ nhỏ, cha mẹ đã  dúi cho cô giáo mầm non bao thư mỗi tháng, để cô lưu ý đến con. Lễ Tết chưa bao giờ quên tặng quà cho cô để cô không quên con mình. Dần dà, cả cha mẹ và giáo viên đều tạo cho trẻ thói quen mình là số một, mình được chú ý nâng đỡ.

Có việc gì ở trường, ba mẹ lại hùng hổ: “Để đó mẹ lo cho”, “Cô đó chắc là tới số với ba rồi đó”… khiến không ít trẻ tin rằng, mọi thứ trên đời ba mẹ thu xếp được hết, kể cả việc học hành, vốn là nhiệm vụ của trẻ.

Con gái của tôi học lớp Sáu. Có hôm con hỏi:  “Mẹ lo cho con vào trường này hết bao nhiêu tiền?”. Tôi đã ngạc nhiên: “Sao con lại hỏi thế?”. Con giải thích: “Các bạn trong lớp kể nhau nghe như thế, ba bạn này chạy vô trường cho bạn hết bao nhiêu tiền, ba bạn kia phải bỏ ra nhiều tiền vì nhà bạn ở tuyến khác…”.

Những câu chuyện của người lớn đã được các con mang ra nói với nhau nghe đầy vẻ tự hào, giải thích cho việc dù không đủ điểm, chúng vẫn có thể vào học ở trường tốt, miễn là có tiền. Tiền bạc quả là quyền lực.

Nhung hoc sinh 'duoc' sua diem thi o Ha Giang se ra sao?
Trẻ luôn có nhu cầu chứng minh, chứng tỏ bản thân. Những cha mẹ giàu có quen dùng tiền cho mọi thứ đã đi cướp quyền ấy của trẻ. Hình minh họa.

Chắc chắn rằng, những đứa bé trong câu chuyện Hà Giang không thể là con em của những gia đình khó khăn. Tôi nghĩ, chúng như trang sức của những cha mẹ khá giả quyền chức muốn tô điểm, lấp lánh thêm những gì họ đang có.

Điểm số, trường đại học nổi tiếng… là những gì cha mẹ muốn, nhưng chắc gì là đã thứ trẻ muốn; vì hơn ai hết, chính trẻ hiểu năng lực học tập và tiếp thu của mình. Chắc gì chúng đã muốn mọi thứ dọn sẵn ngọt ngào và không còn cơ hội phấn đấu, chứng minh mình?

Ái Nhân

Tags: sửa điểm thi ở Hà Giang kỳ thi PTTH sửa điẻm nâng khống chấm thi Hà Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây