global banners

Cách nhận biết gỗ sưa

Thứ bảy - 28/07/2018 12:41
Gỗ sưa ( hay còn gọi là gỗ trắc thối, gỗ hoàng hoa lê, gỗ tử đàn Việt Nam) là một loại gỗ quý, ngày càng khan hiếm và có giá trị cao(chỉ đứng sau kỳ nam và tử đàn Ấn Độ); xin được hân hạnh được giới thiệu một số thông tin cơ bản về gỗ sưa và cách nhận b

Gỗ sưa đỏ

1. GỖ SƯA LÀ GỖ GÌ ? 

1.1. Sưa hay còn gọi là trắc thối (người Trung Quốc gọi là  hoàng hoa lê, huê mộc vàng, tử đàn Việt Nam). Gỗ sưa có  danh pháp khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng...

 

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

 

Gỗ sưa đỏ (người Trung Quốc gọi là Tử Đàn Việt Nam) - vân gỗ nổi lên có hình thù kỳ qoái như mặt quỷ

1.2 Gỗ sưa có 3 loại : Sưa đỏ, sưa trắng, sưa đen.

  Trên thị trường hiện nay ta chỉ thấy có hai loại là sưa trắng và sưa đỏ. Riêng sưa đen cực kỳ hiếm gặp - được gọi là tuyệt gỗ, hiện nay sưa đen không thấy xuất hiện trên thị trường.

 

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

  Lá cây sưa trắng có đặc điểm : cuống lá mọc đối xứng

 Sưa trắng cho hoa rất đẹp, quả to, đốt không có mùi. Giá trị gỗ không đắt bằng sưa đỏ.

 

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

 

Lá cây sưa đỏ -  cuống lá mọc so le, loại cuống lá có 7-9 lá là loại sưa đỏ có giá trị nhất nhưng giống này đã gần như bị tuyệt chủng. Giống sưa đỏ thông dụng hiện nay có từ 13-17 lá trên mọt cuống lá.

    Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt quả  lên có mùi thối đặc trưng (nên được gọi là trắc thối). Loài cây này chủ yếu phân bổ từ Quảng Bình trở ra phía Bắc Việt Nam. Sưa đỏ còn được tìm thấy rải rác tại Hải Nam - Trung Quốc (ở đây họ gọi cây này là hoàng đàn Việt Nam).

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Chiếu gỗ sưa đỏ

1.3 Đặc điểm của gỗ sưa :

Gỗ sưa Việt Nam, đặc biệt là sưa đỏ đã được gọi là Nữ Hoàng của các loài gỗ , có giá trị thứ 3 trên thị trường (chỉ đứng sau Kỳ Nam và Tử Đàn Ấn Độ). Gỗ sưa  có giá trị cao bởi 5 đặc điểm cơ bản sau đây:

1.3.1. Đẹp: gỗ sưa có thớ gỗ (toom gỗ) rất mịn, có màu đỏ hoặc màu vàng, vân gỗ nổi lên xoắn xít như đám mây, như cảnh vật thiên nhiên được vẽ trên thớ gỗ, những hình thù kỳ quái nổi lên như hình mặt qủy ...

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Gối gỗ sưa đỏ

 Cánh đây hơn 2000 năm, từ cuối nhà Tần, đầu nhà Hán cho tới các đời vua chúa sau này, người Trung Quốc  đã sưu tập đồ gỗ sưa của Việt Nam để dùng cho nhà Vua và các quan đại thần trong triều. Cuốn sách “Bách vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” đã viết rằng: gỗ sưa của người Giao Chỉ, gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất. Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ trông như mặt quỷ...  

1.3.2. Bền: gỗ sưa rất cứng, và rất dai, chịu mưa nắng rất tốt và rất bền. Đồ đóng bằng gỗ sưa có thể tồn tại nhiều trăm năm, thậm trí có những chiếc giường long sàng gỗ sưa cách đây 7 - 8 trăm năm vẫn đang được lưu giữ gần như nguyên vẹn.

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Giường Long Sàng gỗ sưa cổ của nhà vua tại Trung Quốc - được định giá hàng chục triệu USD

1.3.3.  Thiêng (tâm linh):Gỗ sưa  thường được gắn với các điển tích của Phật Giáo,  được dùng để tạc tượng Phật, làm tràng hạt ... có những cỗ tràng hạt cổ được đấu giá hàng chục ngàn USD. Gần đây, có rất nhiều thương gia Trung Quốc đi săn lùng gỗ sưa để làm quan tài, họ cho rằng quan tài làm bằng gỗ sưa có thể ướp xác được rất lâu, xác không bị phân hủy...

 

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

 

Tràng hạt gỗ sưa

1.3.4 Lành : Tinh dầu gỗ sưa rất thơm, rất tốt cho sức khỏe, đốt lên có mùi  thơm ngan ngát hương trầm rất dễ chịu, ngửi một lần cứ muốn được ngửi thêm. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày.  

      Cuốn “Trung dược đại từ điển” viết rằng, gỗ sưa có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đường ruột. 

     Cuốn “Bản thảo cương mục” liệt kê tác dụng của gỗ sưa: nhuận khí, không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim. 

      Từ Hải (cuốn từ điển lớn nhất Trung Quốc) ghi: gỗ sưa có tác dục hoạt huyết, giảm đau. Các sách này cũng nói rằng, gỗ sưa chỉ dùng phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng, nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến.

 

      Những người buôn bán gỗ sưa bên Trung Quốc  thường nhấn mạnh rằng, gỗ sưa có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh nan y, thậm chí trị được “bệnh âm” khi sử dụng đồ dùng gỗ sưa, nhằm nâng cao tính huyền bí và giá trị của nó. Họ cho rằng, gỗ sưa còn quý hơn vàng, bởi vàng có thể mua lúc nào cũng được, còn gỗ sưa thì có tiền chưa chắc đã mua được ...

1.3.5 Quý (có giá trị kinh tế cao): gỗ sưa chỉ có giá trị ở phần lõi của những cây sưa có trên 100 năm tuổi. Gỗ sưa đang được các thương lái Trung Quốc săn lùng thu mua với giá rất cao, đặc biệt là gỗ sưa đỏ có giá hàng chục triệu đồng/kg, gỗ sưa có khổ càng lớn, đồ gỗ sưa càng cũ thì có giá càng cao...

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

Thanh gỗ Sưa (Hoàng Hoa Lê) có kích thước 250 cm x 30cm x 25 cm, được trưng bày tại một siêu thị đồ gỗ bên Trung Quốc, đang  được niêm yết giá bán 398 vạn Tệ (khoảng 14 tỷ đồng VN).   

  Tại sao gỗ sưa lại được người Trung Quốc ưa chuộng ?    

              Thực tế từ xa xưa người Trung Quốc đã quan tâm đến gỗ sưa của Việt Nam. Những món đồ đóng bằng gỗ sưa ở Việt Nam đã được vua chúa thời Tần, thời Hán sử dụng. Đến thời Đường, thì loại gỗ này được đặc biệt ưa chuộng, làm đủ các loại giường, tủ, bàn ghế. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Giao Chỉ thường cống nạp cho triều đình gỗ hoàng hoa lê. Ngoài ra, Chiêm Thành, Chân Lạp cũng thường cống nạp cho triều Đường loại gỗ này.

      Từ đầu Công Nguyên, cuốn sách “Bác vật yếu lãm” đã viết rằng, gỗ sưa của người Giao Chỉ, gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất. Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ như mặt quỷ.

      Gần đây, từ điển Baike (từ điển tra cứu lớn của Trung Quốc) viết: sưa đỏ là loại cây điển hình ở Việt Nam. Với người Trung Quốc, đây là loại cây mới, vì không có tên quốc tế chính thức. Theo thường lệ, để đặt tên cho một loại cây, loại cây đó phải có mẫu ở vườn thực vật Hoàng gia Anh quốc. Cây này không có tên trong Vườn thực vật hoàng gia Anh, nên không biết gọi thế nào. Người Trung Quốc tạm gọi nó là tử đàn hoặc Việt Nam đàn.   Người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm đồ gia dụng. Nơi chế tác gỗ sưa nổi tiếng nhất là Tô Châu. Tại vùng này, nghề mộc đã tạo ra một trường phái gọi là “đồ gia dụng kiểu Tô Châu”, chỉ làm bằng gỗ sưa. Theo cuốn từ điển này, gỗ sưa được dùng nhiều nhất trong các gia đình quyền quý thời Minh, Thanh. 

      Như vậy,  gỗ sưa ở Trung Quốc thường được vua chúa, quan lại ngày xưa ưa chuộng. Chỉ những người có công lao lớn, được phong tước, mới được thưởng đồ làm từ gỗ này. Do đó, trong tâm thức người Trung Quốc, sản phẩm từ gỗ này sẽ nâng cao vị thế cho chủ nhân.  

      Ngày nay, kinh tế phát triển, những người giàu Trung Quốc có điều kiện  đã  ráo riết săn lùng các sản phẩm gỗ sưa đỏ Hải Nam. Tuy nhiên, để có được một cây sưa, phải mất hàng trăm năm, mà nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, nên thương lái chuyển sang tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam. Đây là nguyên nhân chính đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa  ở Việt Nam kéo dài nhiều năm nay, đặc biệt là từ những năm 2000 trở lại đây.

 

2. CÁCH NHẬN BIẾT GỖ SƯA :

Để nhận biết gỗ sưa, trong dân gian  người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

 

(i) Nhìn(quan sát bằng mắt thường) :

  + Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao cạo ra  hoặc dùng giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu rực sáng vàng hoặc đỏ. Chính vì vậy, từ xưa,  các cụ đã có câu "vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa"

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

 

Điếu cổ gỗ sưa đỏ có giá trên 50 triệu đồng

 

  + Vân gỗ nổi lên xoắn xít,  từng lớp từng lớp rất rất đẹp, có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ, cho nên trong sách cổ của Trung Quốc đã ghi chép là gỗ có vân "hình mặt quỷ" ...

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

 

  + Toom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ)  sẫm, thi thoảng có toom màu đen.

 

 (ii) Ngửi - đốt:gỗ sưa có tinh dầu với hương thơm đặc biệt, cho nên những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa thì sẽ rất khó nhầm lẫn với mùi của các loại gỗ khác cũng có tinh dầu như gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ ngọc am... Đối với những món đồ cổ gỗ sưa đã đóng cách đây hàng trăm năm thì sẽ khó ngửi hơn, ta cần đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ, ta vẫn thấy có mùi thơm ngát mùi trầm do tinh dầu tỏa ra. Hoặc đốt, khói tỏa hương rất  thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).

 (iii)  Cân:  gỗ sưa nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nhưng cũng rất nặng, nặng tương đương gỗ hương, nặng hơn gỗ lát, gỗ  xoan, gỗ dổi, ...

(iv) Ngâm nước sôi (hoặc luộc gỗ):  Ngoài 3 phương pháp trên, người ta có thể ngâm gỗ sưa trong nước đang sôi (hoặc mặt gỗ sưa) để trong một chiếc chậu tráng men hoặc bát tô tráng men màu trắng, để yên lặng trong 15 - 20  phút, sau đó quan sát màu nước +  váng dầu nổi lên mặt nước báo vào thành chậu, thành bát : thấy nước có màu hồng, trong, đồ nước đi ta thấy có một đường viền váng dầu bám vào thành bát màu hồng sáng bóng, ngửi thấy mùi thơm ngát. (đồ gỗ cũ, nhìn vào vân,  người ta dễ nhầm lẫn với gỗ hương, gỗ trắc, gỗ cẩm lai. Tuy nhiên, gỗ hương thì màu nước sẽ đục màu vàng xanh, không trong, váng dầu bám vào thành bát cũng màu đỏ xanh không có màu hồng sáng bóng như gỗ sưa. Đối với  gỗ câm lai, gỗ trắc thì có rất ít váng dầu, nhưng váng không sáng bóng như gỗ sưa, ngửi mùi dầu thấy ngai ngái, hăng hắc và không thơm dịu như gỗ sưa).    


  Trong thực tế, việc vận dụng 4 phương pháp trên cũng chỉ là tương đối, chỉ dễ thực thiện đối với gỗ sưa mới khai thác. Đối gỗ sưa lâu năm hoặc gỗ sưa đã đóng thành đồ nhiều năm, nhất là đồ cổ,  thì có thể dễ nhầm lẫn với gỗ hương, gỗ cẩm lai, gỗ trắc... Khi đó phải nhờ những người có kinh nghiệm chuyên môn để hỗ trợ kiểm định, vận dụng tổng hợp cả 4 phương pháp trên để phân tích, so sánh và đánh giá, thậm trí có những món đồ cổ gỗ sưa có giá trị cao, người ta phải nhờ đến nhiều nhóm chuyên môn kiểm định cho ý kiến một cách độc lập rồi tổng hợp lại.    

 

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH  MẠNH KHỎE - HẠNH PHÚC -  PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

------------------------------------------------------------------------

Liên hệ :

Đồ Thờ Hải Mạnh

- Địa chỉ: số 1 - Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

- Điện thoại : 0913.870.861

- Email: dothohaimanh.vn@gmail.com

- Trang web : https://dothogiadinh.vn

--------------------------------------------

Bấm vào đường dẫn sau đây để tham khảo thêm chuyên san có nội dung liên quan:

Gỗ Vàng Tâm là gì ? Giá trị gỗ Vàng Tâm.

Gỗ Ngọc am là gì ? Giá trị gỗ Ngọc Am.

Gỗ Nu là gì ? Giá trị gỗ Nu

Gỗ sưa là gỗ gì ? Cách nhận biết gỗ sưa

Phân biệt gỗ Trắc đỏ, trắc đen,  trắc dây, trắc Nam Phi

Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và các loại gỗ làm đồ gỗ mỹ nghệ

Tải sao gỗ sưa lại đắt và quý ?

Gỗ sưa để chữa bệnh viêm xương ?

Gỗ Sưa đắt như thế nào ?

 

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới rất đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây