A. Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ trong phong thủy là gì? Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học,
phong thủy của phương Đông.
Tứ tượng là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
* Thanh Long của phương Đông
* Chu Tước của phương Nam
* Bạch Hổ của phương Tây
* Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên thông dụng. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
1. Huyền Vũ (Thuỷ)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong
phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).
2. Bạch Hổ (Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
3. Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
4. Chu tước (Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng. Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
B. Phong thủy theo Tứ tượng
Hình thế núi cao ba bề gợi cho ta nhớ tới một chiếc “ghế bành”, biểu tượng của cuộc sống tiện nghi.
Thế đất Tứ Tượng bao gồm:
- Huyền Vũ (rùa đen) là trái núi phía sau ngôi nhà, lý tưởng nhất là nằm ở phương Bắc.
- Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía tay trái ngôi nhà, tốt nhất là nằm ở phương Đông.
- Bạch Hổ (hổ trắng) là ngọn đồi phía tay phải ngôi nhà, nó phải thấp hơn đồi Thanh Long bên trái và núi Huyền Vũ sau nhà.
- Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ trước mặt nhà, lý tưởng nhất là ở phương Nam.
Nếu đứng từ trong nhà nhìn ra, Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, Huyền Vũ ở sau và Chu Tước ở trước.
Phong thủy hình thế dựa chủ yếu vào thế đất xung quanh ngôi nhà. Thế giới
hiện đại đã khác xa thế giới của người xưa, cảnh quan thay đổi quá nhiều. Các thành phố đông đúc với những khu
chung cư san sát mọc lên khiến người ta phải thay đổi cách luận giải và áp dụng lý thuyết phong thủy. Những tòa nhà cao tầng được xem như núi, đường cao tốc được nhìn nhận như sông. Hình thế của các căn hộ
chung cư được xác định dựa theo vị trí của toàn bộ tòa nhà.
Trong phong thủy
hiện đại, thật khó tìm được thế Tứ Tượng lý tưởng. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây có thể giúp bạn cải thiện phong thủy hình thế nơi bạn ở.
-
Huyền Vũ: Nền đất phía sau nhà phải cao hơn nền phía trước nhà. Xây một ụ đất giống như lưng rùa để tạo Huyền Vũ. Lý tưởng nhất là Huyền Vũ nằm ở phương Bắc của ngôi nhà.
Nếu không có cách nào tạo được mô đất nói trên, hãy treo một bức tranh rùa ở phần sau của ngôi nhà, hoặc tốt hơn nữa thì nuôi rùa ở vị trí này. Nuôi một con là đủ vì con số gắn với rùa là số 1.
Rùa được cho là có thể mang lại vận may quý nhân phù trợ, sự trường thọ cũng như sự bảo vệ lâu bền. Nếu không có điều kiện nuôi rùa thì đặt một tượng rùa bằng đá hoặc
bằng đồng cũng rất tốt. Kích hoạt Huyền Vũ là một trong những biện pháp quan trọng trong phong thủy.
-
Thanh Long: Rồng là biểu tượng mang lại may mắn. Trong phong thủy hình thế, việc chọn được thế đất nhấp nhô, nơi rồng trú ẩn, được coi là hết sức tốt lành. Nhìn từ trong ra ngoài, đồi Thanh Long nằm bên trái ngôi nhà. Nên bố trí để thế đất bên trái cao hơn bên phải.
Rồng (4móng- 5 móng) trú ngụ ở phương Đông. Nếu bạn không có điều kiện thay đổi môi trường bên ngoài thì có thể treo ảnh rồng trên bức tường phía Đông ngôi nhà hoặc đặt tượng rồng ở phía Đông phòng khách.
Nên chọn rồng bốn móng, tránh rồng năm móng (chỉ dùng cho vua chúa), vì mức năng lượng quá lớn do rồng năm móng tạo ra có thể không tương hợp với bạn.
- Bạch Hổ: Mãnh thú này cũng quan trọng không kém Rồng. Thanh long tạo ra cuộc sống tốt rất đẹp còn Bạch hổ lại giúp duy trì cuộc sống này. Đồi Bạch Hổ nằm bên phải ngôi nhà và nhất thiết phải thấp hơn đồi Thanh Long.
Người ta tin rằng nếu thế đất bên phải cao hơn, Bạch Hổ mạnh hơn sẽ lấn át Thanh Long. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì Hổ dữ có thể gây hại cho những người sống trong nhà.
- Chu Tước: Chim đỏ là biểu tượng của phương nam hay khoảng đất trống phía mặt tiền ngôi nhà. Khu vực này cần bằng phẳng, hoặc ít nhất là thấp hơn đất đằng sau, bên trái và bên phải nhà. Chu Tước được cho là mang lại cơ hội tiền tài vật chất.
Treo tranh hoặc đặt tượng gà ở phía Nam phòng khách để kích hoạt Chu Tước.
Vật lớn chặn trước ngôi nhà được xem như trở ngại với những công việc bạn đang thực hiện. Thành công sẽ tới một cách khó khăn. Tồi hơn nữa bạn có thể mất mát nặng nề.
Không chỉ áp dụng cho thế đất, nguyên tắc Tứ tượng (Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước) còn được vận dụng để xác định vị trí ngồi làm việc lý tưởng theo quan điểm phong thủy.
C. Ngồi làm việc theo nguyên tắc tứ tượng
Hãy quan sát hình vẽ trên, bắt đầu từ trung tâm là mủi tên màu đen rồi hướng ra ngoài. Ngay vị trí hình hộp ngôi nhà là vị trí đặt bàn làm việc của bạn.
Trước mặt mô tả hướng bạn nhìn thẳng về phía trước. Xung quanh có 4 hình tượng, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau:
• Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy.
• Chu Tước (màu đỏ) thuộc hành Hỏa.
• Bạch Hổ (màu trắng) tượng trưng cho hành Kim.
• Thanh Long (màu xanh lá cây) tượng trưng cho hành Mộc.
Xét về mặt tâm lý, hệ thần kinh luôn ý thức rằng chúng ta không có khả năng nhìn thấy các vật hoặc chuyển động ở phía sau. Khu vực này dễ bị tấn công, gây cảm giác bất an.
Chiếc mai vững chãi của Rùa đen (Huyền Vũ) sẽ là điểm tựa tin cậy, mang lại cảm giác an toàn, yên ổn. Như vậy phía sau chỗ ngồi của bạn cần phải có bờ tường dựa hoặc tủ hồ sơ, để tạo thế Huyền Vũ vững chắc.
Mặt khác, khi nhìn về phía trước (Chu Tước), bạn muốn có tầm nhìn rộng lớn, không vướng víu. Nguồn cảm hứng lớn lao sẽ xuất hiện khi tầm mắt của bạn được phóng thật xa. Đó là nơi Sẻ đỏ huyền bí sải cánh.
Phía bên phải bạn là Hổ trắng, biểu tượng của sự dũng mãnh và bạo lực tiềm ẩn. Năng lượng này cần được khống chế thật tốt.
Điều này có nghĩa là nên bố trí đồ vật ở bên phải của phòng làm việc tương đối thấp so với mặt đất. Làm vậy bạn sẽ có bên mình một thú hoang thuần dưỡng.
Phía bên trái của bạn là Thanh Long. Nổi bật bởi trí thông minh, tầm nhìn rộng lớn và sự vững chãi, Rồng xanh tượng trưng cho ước nguyện về một tương lai rộng mở, tâm hồn bình an và cái nhìn phóng khoáng. Theo nguyên tắc phong thủy, ở phía bên trái phòng làm việc này, bạn nên đặt những đồ vật cao, vượt quá tầm mắt.
Tóm lại, có thể vận dụng nguyên tắc Tứ tượng để: Đánh giá ảnh hưởng về mặt tâm lý của nội thất lên con người. Chọn vị trí tối ưu trong phòng để ngồi làm việc. Tổ chức phòng họp, phòng khách hợp lý, để đem lại vận khí tốt, để cho công việc của bạn được thuận lợi, hanh thông…
Nguồn :Hocthuatcanban.com
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH
xem thêm
Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh
Hải Minh hôm nay
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới rất đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội