Thông thường, đây là quý tăng trưởng chậm nhất của Apple, do các tin đồn về iPhone thế hệ mới xuất hiện dồn dập nên người dùng muốn chờ sản phẩm ra mắt rồi mới quyết định mua máy. Thế nhưng lần này, doanh thu của Apple đạt 53,3 tỷ USD, tăng 17% so với năm trước, và vượt mong đợi của các nhà đầu tư là 52,42 tỷ USD.
Tuy nhiên, những sản phẩm chủ chốt như iPhone và iPad đều chững lại so với năm ngoái. Cụ thể, Apple bán được 41,3 triệu điện thoại, giảm so với mức 41,6 triệu của quý III/2017, một phần do iPhone X giá đắt nên doanh số giảm dù lợi nhuận vẫn cao.
Trong khi đó, doanh số iPad không thay đổi, vẫn chỉ là 11,5 triệu máy. Thậm chí, chỉ 3,7 triệu máy tính Mac được tiêu thụ trong ba tháng qua, tức là giảm tới 13%.
iPhone vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ ở nhiều nước. Ảnh: CNBC |
"Ngôi sao" giúp Apple tăng trưởng đến từ iCloud, Apple Music và App Store. Mảng dịch vụ đã tăng 31% so với năm ngoái, lên thành 9,54 tỷ USD.
"Chúng tôi cảm thấy tuyệt vời trước đà phát triển của mảng kinh doanh dịch vụ. Apple đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu nhân đôi doanh thu mảng dịch vụ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020", Tim Cook, CEO Apple, cho hay. Ông cũng kỳ vọng doanh thu quý tiếp theo sẽ nằm trong khoảng 60-62 tỷ USD. iPhone mới sẽ được công bố trong tháng 9.
Apple về cơ bản vẫn là một công ty phần cứng. Dịch vụ chưa thể lấn át được sức mạnh của iPhone - sản phẩm đem lại phần lớn doanh thu cho Apple. Tuy nhiên, họ đang chuyển dịch từ việc chỉ tập trung vào iPhone sang tập trung vào cả vào iPhone lẫn dịch vụ.
iPhone đã ra đời được 11 năm và việc người dùng cảm thấy nhàm chán là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, thị trường smartphone ở các nước phát triển như Mỹ đã bão hòa, còn tại những khu vực mới như Ấn Độ, iPhone gần như vắng bóng. Từ nhiều năm nay, Apple vẫn rất chật vật gây dựng vị thế tại Ấn Độ do không được mở cửa hàng ở đây vì quy định các hãng bán lẻ chỉ chuyên một thương hiệu phải sản xuất phần lớn sản phẩm tại địa phương.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, thị trường tiềm năng đối với Apple, họ cũng không leo lên được vị trí số một so sự cạnh tranh lớn của các hãng nội địa như Huawei, Xiaomi, Oppo...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...