Từ linh cảm xuất hiện lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại, lúc đó nó là một từ ngữ dùng trong tôn giáo, có nghĩa là sự hấp thụ linh khí của thần linh. Những nhà tư tưởng của Hy Lạp cổ đại đại diện cho chủ nghĩa cổ điển như Socrates, Aristoteles nhận định rằng: “Linh cảm chính là ý chỉ của thần linh”.
Sau này, mọi người đều cho rằng những sáng tác của những người hoạt động nghệ thuật đều do thần linh ban cho. Các học giả sau này muốn giải mã quy luật của việc nhận được linh cảm, tìm ra được lối tắt dẫn đến thành công, nhưng tới bây giờ vẫn chưa có ai có thể giải thích một cách hoàn chỉnh về vấn đề này.
Michelangelo trong lúc vẽ bức bích họa về nhà thờ La Mã, muốn lấy vẻ tráng lệ uy nga của nhà thờ để thể hiện hình dáng của Thượng đế, nhưng nghĩ tới nghĩ lui vẫn không nghĩ ra được hình dạng ưng ý nhất. Một ngày mưa gió, ông ra ngoài chạy bộ, nhìn thấy những đám mây trên bầu trời liên tục chuyển động, trong đó có hai đám mây mạnh mẽ như hai dũng sĩ trôi về phía Mặt Trời đang mọc ở phương Đông, ông lập tức thức tỉnh, bỗng dưng có được linh cảm, lập tức trở về và vẽ ra bầu trời với một khí thế mạnh mẽ và trở thành kiệt tác mang tên “Genesis”.
Richard Strauss nhận định rằng: “Những tác phẩm được Mozart viết ra gần như đều đến từ linh cảm”. Trong tay của thiên tài âm nhạc Mozart sở hữu một cây bút của thiên sứ, ngòi bút dựa vào linh cảm mà bay nhảy. Các tác phẩm do ông sáng tác trước khi mất vào năm 36 tuổi, cho dù sau đó có mời người chép thuê giỏi nhất lúc bấy giờ cũng khó có thể chép hết toàn bộ các tác phẩm trong cùng khoảng thời gian với Mozart, thêm vào đó là trong các bản nháp của Mozart không thể tìm thấy được thói quen thường thấy của các nhà soạn nhạc khác…
Balzac, Goethe, Franz Schubert, Tolstoy và một số nhà nghệ thuật khác, cũng đã để lại những bằng chứng về sự xuất hiện lạ kỳ của linh cảm.
Trung Quốc thời cổ đại đã có những kiểm chứng về linh cảm, thơ của Tô Đông Pha có nói: “Trong lúc làm thơ phải làm liền, cảm hứng một khi mất khó kiếm lại”, chính là miêu tả linh cảm xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng, thoắt ẩn thoắt hiện.
Những người đã từng có linh cảm đều có cảm nhận như thế này: “Linh cảm là lúc chúng ta đang nghỉ ngơi, não bộ đang trong lúc thả lỏng, bỗng nhiên bùng phát ra, có thể nói rằng linh cảm không bắt nguồn từ chủ ý thức của bộ não; linh cảm là một thứ hoàn toàn mới, vượt qua phạm vi của sự tích lũy tri thức và kinh nghiệm”.
Sự thần kỳ về giấc mơ linh cảm
Vậy linh cảm đến từ đâu? Những học giả phương Tây đã đưa ra cách nói về “tiềm ý thức”, họ cho rằng ngoài ý thức bề mặt mà chúng ta thường biết, còn có một ý thức khác đang tiềm ẩn bên trong. Vậy ý thức tiềm ẩn này bắt nguồn từ đâu? Điều này không thể không nhắc tới một hiện tượng khác kỳ lạ hơn thế nữa, chính là giấc mơ linh cảm.
Mọi người đều biết, “cha đẻ của hóa học” nhà khoa học người Nga – Mendeleev đã phát hiện ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Trong các sách giáo trình dạy khoa học của Liên xô sau này có nói rằng, bảng tuần hoàn là do Mendeleev trải qua 20 năm tìm tòi và nghiên cứu phát hiện ra. Nhưng có một sự thật bị giấu đi là: Mendeleev vì muốn mang 63 loại nguyên tố đã được phát hiện ra để lập thành bảng tuần hoàn, thường quên ăn quên ngủ, suốt mấy ngày liền đi qua đi lại trong phòng làm việc, nghĩ hoài vẫn không hiểu. Có một ngày, ông ấy ngủ thiếp đi trên chiếc ghế, rồi đột nhiên tỉnh dậy và vội vẽ ra những gì ông đã thấy trong mơ, sau đó ông phát hiện rằng bảng tuần hoàn này chỉ có một chỗ cần chỉnh sửa.
Trong văn hóa Trung Hoa có rất nhiều bài viết liên quan đến việc linh cảm trong giấc mơ, chỉ là người Trung Quốc thường gọi cái này làm “điểm hóa”. Người sáng tạo cách vẽ tranh bằng ngón tay thời nhà Thanh Cao Kì Bội cũng tình cờ gặp một trường hợp kỳ lạ như thế. Cao Kì Bội lúc 8 tuổi đã bắt đầu học vẽ tranh. Hơn 20 tuổi, ông đã vẽ rất rất đẹp, nhưng ông vẫn luôn dằn vặt bản thân không thể tự lập ra sự nghiệp của riêng mình.
Có một ngày, ông ngủ thiếp đi, trong mơ có một lão nhân dẫn ông vào một căn nhà đất, bốn bức tường đều treo những bức tranh nổi tiếng. Cao Kì Bội muốn vẽ lại, nhưng trong nhà không có mực và giấy. Trong tình cảnh ấy, lão nhân chỉ vào một bồn nước trong veo cười nhưng không nói gì. Ông Cao hiểu ý, liền dùng tay chấm nước và vẽ lại bức tranh.
Sau khi tỉnh dậy, ông dùng tay bôi mực và thử mô phỏng lại trên giấy, trong lòng ông muốn vẽ gì thì tay chuyển động thế nấy. Từ đó ông dùng ngón tay thay bút, sáng tạo ra trường phái vẽ tranh độc đáo. Cao Kì Bội từng khắc một con dấu: “Họa được truyền trong mộng, mộng đến từ tâm thành”. Sự việc này về sau được con cháu ghi lại trong “Chỉ đầu họa thuyết”.
Trung Quốc đương đại có một họa sĩ vẽ trên băng là Tào Túy Mộng, ông cũng có một giấc mơ về linh cảm. Lúc đó là mùa xuân năm 1996, Tào Túy Mộng muốn sáng tác một bức tranh cổ đậm chất thơ, nhưng ông tìm kiếm hết những tác phẩm thơ cổ, cũng không cái nào vừa lòng. Vào một buổi sáng, ông nửa tỉnh nửa mơ, không biết từ đâu vang tới một âm thanh “Gió mát phất qua động mặt hồ; kinh sợ bầy chim nhưng người không biết”.
Tào Túy Mộng tỉnh dậy và nhìn ra bốn phía, tĩnh lặng không thấy một ai. Tự nhiên ông ấy có một cảm giác khó nói thành lời, cảm xúc sáng tác khó có thể kiểm soát được, ông lập tức đứng dậy, lấy một cây bút viết bài thơ này lên một bức tranh, về sau bức tranh này nhận được giải thưởng ở buổi triển lãm toàn quốc, được viện nghiên cứu tranh vẽ Trung Quốc cất giữ. Ông ấy về sau cũng dựa vào trí nhớ của mình để vẽ lại một bức tranh, hình dạng giống nhau, nhưng không có thần thái trong đó. Cái này cũng là một đặc điểm của linh cảm: Không thể tái hiện lại.
Linh cảm không phải là độc quyền của các chuyên gia hay danh nhân, mọi người đều có thể có nó. Cha của tôi là một người nông dân không có học vấn bao nhiêu, năm 1975, ông ấy tới các đội kiến trúc để làm công việc lao dịch, ông ấy rất hy vọng rằng các kiến trúc sư có thể chỉ cho mình cách cắt gạch quét vôi, nhưng không có ai chỉ cho ông ấy cả, ông rất buồn rầu.
Một đêm, ông nằm mơ thấy một lão nhân râu tóc bạc phơ, tay cầm cây chổi làm vài động tác trước mặt ông rồi biến mất. Ông thức dậy, suy nghĩ về giấc mơ kỳ quái đó, tự nhiên ông như được khai thông, lãnh ngộ được hết những việc xây dựng. Sau đó không lâu, ông ấy trở thành người thợ giỏi nhất trong đội xây dựng, có rất nhiều việc khó chưa từng làm qua nhưng ông ấy làm được, mà còn làm rất tự nhiên. Tuy nhiên, cha tôi chỉ nói việc này với người trong gia đình, không nói cho người ngoài biết. Vì vậy mà ông tin tưởng sự tồn tại của Thần.
Những việc như thế này được nghe rất nhiều trong dân gian, nhưng công bố ra rất ít. Thực ra, trong mấy ngàn năm qua, nhận thức của người Trung Quốc đối với đất trời, ma quỷ, Phật, Đạo diễn ra rất tự nhiên. Nhận định rằng vạn vật đều có linh hồn, có thể tương thông, và những trường hợp tương thông như thế thường mượn những hình ảnh trong giấc mơ. Loại quan niệm này là một đặc điểm trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Mọi người có lẽ đều quen thuộc với câu thành ngữ “Diệu bút sinh hoa”, chỉ văn chương hay, dùng để ví với tài năng sáng tác; và “Giang lang tài tẫn”, thường dùng để hình dung sự thui chột tài năng của một tác gia. Liên quan đến 2 thành ngữ này là 2 câu chuyện về nhân vật lịch sử có liên quan đến giấc mộng.
Trong “Khai nguyên thiên bảo di sự” có ghi lại một đoạn về sự việc kỳ lạ của ‘thi tiên’ Lý Bạch, nói rằng Lý Bạch lúc nhỏ mơ thấy đầu cây bút của ông nở ra hoa, về sau quả nhiên trở thành ngòi bút tài hoa, vang danh thiên hạ.
Trái ngược với sự việc của ông là câu chuyện “Giang lang tài tận”. Trong “Nam Sử” của Giang Yêm có ghi lại, thời kỳ Nam Bắc triều, Nam triều có một nhà văn học rất nổi tiếng là Giang Yêm, sau khi ông từ quan về sống ở Dã Đình, nằm mơ thấy một người tự xưng là Quách Phác (một nhà văn học nổi tiếng thời Tây Tấn, trong “Tấn Thư” ca tụng ông ấy là nhà thơ tiên phong về phục hưng thơ ca), nói với Giang Yêm rằng: “Cây bút của tôi đã ở chỗ ông nhiều năm, bây giờ có thể trả lại cho tôi được rồi chứ!”. Giang Yêm nghe vậy liền sờ trong người, quả nhiên có một cây bút ngũ sắc, và chỉ còn cách là trả lại cho Quách Phác. Sau khi trả cây bút ngũ sắc đó, Giang Yêm cũng tự nhiên mất đi tài năng của mình, từ đó không viết ra được tác phẩm nào hay nữa.
Những mô tả như vậy thường thấy trong các sách sử của Trung Quốc. Trong tiếng Trung thường giải thích từ “linh cảm” thành linh ứng, linh nghiệm. Những cảm ứng và thể nghiệm giữa con người và Thần thực sự rất phù hợp với văn hóa truyền thống Trung Hoa, nhưng đối với người hiện đại thì đã không còn chủng ý thức đó nữa.
Linh cảm và không gian khác
Linh cảm từ giấc mơ càng khẳng định rằng linh cảm thường đến một cách đột ngột trong bộ não con người khi họ rơi vào trạng thái hỗn độn, trống rỗng (lúc bản thân không còn ý thức), bởi vì nó phản ánh trong đại não, nên có người nói là “tiềm ý thức”, kỳ thực, đối với loại ý thức này, chúng ta hoàn toàn có thể xem nó như một sự phản ánh chân thực về con người và sự vật trong một không gian khác.
Ba ngày trước khi cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị giết hại, đã từng mơ thấy rất rõ ràng viễn cảnh người dân thương tiếc, đau xót sau khi mình chết, từ đó ông và gia đình có được những dự cảm không lành.
Sự kiện tổng thống Lincoln bị ám sát ở Mỹ, đã phá vỡ kết luận “ban ngày nghĩ sao, ban đêm nằm mơ vậy”. Tuy nhiên, nhiều học giả ngày nay thường né tránh các vấn đề khó lý giải như trên, thậm chí không chấp nhận vì cho rằng việc này là mê tín dị đoan. Vì vậy nếu chỉ nghiên cứu linh cảm trong một lĩnh vực nào đó thì khó có thể hiểu được vấn đề này một cách sâu sắc nhất.
Trước mắt các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu rõ về không gian khác; những thể nghiệm về địa ngục, thiên đàng, đều đến từ tôn giáo và người có tín ngưỡng, còn giới khoa học vẫn chưa thể xác minh được rốt cuộc nó có sự tồn tại hay không. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể cho chúng ta một số gợi ý rất hữu ích.
Có thí nghiệm chứng minh rằng: Trên máy tính, tế bào của một con chuột bạch cho thấy được thông tin về hình dạng của con chuột đó. Các tế bào được cấu tạo từ phân tử, mà phân tử lại được tạo thành từ các hạt nguyên tử, proton, electron và các lạp tử cơ bản khác, sau khi phân tích kỹ hơn, các lạp tử cơ bản này ở mỗi lớp sẽ do những lạp tử nhỏ hơn tạo thành.
Mỗi tầng lạp tử sẽ tạo nên một tầng không gian, vậy ở những lớp không gian khác nhau có phải đều có những con chuột bạch này? Giới khoa học ngày nay đã dần dần nhận ra rằng trong mỗi một lạp tử tế bào của con người, hoa lá, chim chóc và các loài khác đều trang bị đặc tính riêng của loài vật đó, bao gồm các đặc tính về tâm lý như tính cách và tính khí.
Mọi người thường cho rằng, một lạp tử tế bào chẳng phải là sinh mệnh, nhưng trong một không gian khác thì nó lại là một sinh mệnh hoàn chỉnh. Tương tự, những vật thoạt nhìn tưởng chừng như không có sự sống như không khí, sỏi đá, sắt thép, có thể giống với các lạp tử tế bào vậy, tức là trong một khoảng không gian khác chúng có tồn tại linh tính, thậm chí là các thông tin về hình dạng của chúng. Vật chất nào càng nhỏ thì giới hạn một lớp lạp tử cơ bản của chúng sẽ càng lớn. Lạp tử cơ bản luôn luôn chuyển động và thể hiện nhịp điệu của cuộc sống. Như vậy, thông tin giữa các lạp tử cơ bản này với nhau có hay không sự tương thông với nhau?
Ai là người nhận được linh cảm
Linh cảm đi xuyên không gian và thời gian đến để giúp con người phát minh, sáng tạo, đổi mới. Mặc dù linh cảm đến và đi một cách tình cờ, khó nắm bắt được, nhưng vẫn là có dấu vết. Tất cả những nhân vật kiệt xuất, người mà đã để lại những sáng tạo to lớn cho nhân loại, đều là những người thường nhận được linh cảm, họ siêng năng, cần cù không biết mệt mỏi, giống như cách nói ngày xưa của người Trung Quốc: “Thiên đạo thù cần”, ý rằng ông trời sẽ ban thưởng cho những người chăm chỉ, cần cù. Nhưng mọi người thường bỏ sót đi một điểm: Những người có được linh cảm thường thờ ơ với ham muốn vật chất, không màng danh lợi.
Nếu chúng ta coi không gian và thời gian nơi linh cảm là thiên (trời), như vậy mối quan hệ giữa con người và linh cảm có thể xem là “thiên nhân cảm ứng”. Nhưng con người làm sao cảm ứng được với trời? Cổ ngữ thường nói: “Thành tâm cảm động trời đất”. Cũng giống như Vương Sung thời Hán có nói: “Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai” (trích tập Cảm Hư trong Luận Hoành), nghĩa là chỉ cần dốc sức vào làm thì khó khăn nào cũng sẽ giải quyết được.
Vậy “tinh” và “thành” là gì? Trong cách giải thích từ thời Trung Hoa cổ đại, bất cứ vật gì thuần khiết đến cực độ đều gọi là “tinh”; lương thiện, tốt bụng, thuần chính được gọi là “thành”. Cũng có thể nói rằng, nếu như con người đạt được đến cảnh giới thuần chính, thuần thiện, thuần mỹ thì cũng có thể phá vỡ được những vật kiên cố như kim loại, sỏi đá.
Để đạt được đến mức độ thần khiết này, trong lòng người đó không được có sự ích kỷ và tạp niệm, phải vứt bỏ đi những chấp trước danh lợi tình dục trong lòng. Người Trung Quốc xưa nhận thức rất sâu sắc về vấn đề này, vì vậy con người trong xã hội rất coi trọng việc tu luyện thân tâm, tham thiền ngộ đạo.
Đạo gia chủ trương tu tâm dưỡng tính, phản bổn quy chân, giống như Trang Tử trong tác phẩm Ngư Phủ có nói: “Chân giả, tinh thành chi chí dã”, có thể thấy được “chân” trong Đạo gia chính là đạt được đến cảnh giới thuần chính, thuần thiện, thuần mỹ.
Người xưa thường sử dụng các phương pháp trai giới để loại bỏ tạp niệm và ngồi thiền tĩnh tu. Lúc tâm niệm con người đang trong trạng thái tĩnh lặng, thì chính là lúc tiềm ý thức bắt đầu hoạt động mạnh. “Ngồi yên không cử động, lại cảm thấy thông suốt hơn” – đó chính là lúc linh cảm đi vào bộ não của con người, đưa bản chất và quy luật sự vật sự việc từ một không gian khác truyền vào trong bộ não của con người. Con người lúc này bắt đầu nhận biết sự vật, dự đoán về tương lai.
Vậy thì không khó để lý giải vì sao người xưa có thể hiểu rõ sự vận hành của kinh mạch trong cơ thể, không khó để hiểu được những thần cơ diệu đoán của Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, không khó để lý giải vì sao Lưu Hoành biết được vũ trụ có hình tròn mà Trái Đất lại như lòng đỏ trứng,… Con người trong quá trình không ngừng tịnh hóa bản thân sẽ có những hiểu biết ngày càng sâu sắc đối với sự tinh tế của vật chất, trí tuệ con người sẽ ngày càng được cải thiện. Sau cùng sẽ đạt đến cảnh giới của “chân”, Đạo Gia cho rằng những người này sẽ không bị ràng buộc bởi vật chất tự nhiên, có thể đạt đến cảnh giới không có gì là không thể đạt được.
Nhìn lại những người may mắn khi có được linh cảm, tất cả đều là sự thật. Bất luận họ hoạt động trong lĩnh vực nào thì họ cũng yêu thương, chăm chỉ đối với công việc, họ không nghĩ làm việc là để mang đến công danh lợi lộc. Khi họ đối với công việc càng ngày càng kính trọng, chuyên chú, tâm không tạp niệm, không bị danh lợi làm mờ mắt, tư tưởng chính thống và thuần khiết sẽ đâm xuyên những trở ngại về vật chất, tinh thần và vật chất hòa hợp, theo tục ngữ dân gian Trung Quốc nghĩa là thứ gì cũng biết.
Nhưng lúc đó, suy nghĩ sẽ chiếm cứ bộ não, linh cảm không cách nào xâm nhập được. Nếu không nghĩ gì hết, lúc này não bộ gần như trống rỗng, linh cảm sẽ đi vào tư duy một cách tình cờ. Nhất là lúc rơi vào trạng thái ngủ say, đi vào trạng thái “không”, linh cảm sẽ trực tiếp đi vào trong giấc mơ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Lúc linh cảm đến, thường là lúc con người rơi vào trạng thái mơ màng, nguyên nhân là do những linh cảm cao cấp yêu cầu con người phải quên đi cái bản thân của mình, để từ đó đi vào trong bộ não, chi phối hoạt động của con người. Giống như lúc Newton mời khách ăn cơm thì linh cảm tới với ông một cách đột ngột trong vài tiếng đồng đồng hồ. Khách không thể đợi được nữa nên bèn ăn trước và bỏ về. Sau khi Newton thoát ra khỏi cái linh cảm đó và quay trở lại bàn ăn, nhìn thấy thức ăn thừa trên bàn ông nghĩ đó là những gì mình đã ăn hồi nãy.
Linh cảm thường đến với những người chân thành, đây chính là thiên đạo. Thuận mệnh trời thì hưng thịnh, nghịch mệnh trời sẽ suy vong. Những năm cuối đời của Giang Yêm, ỷ vào quyền lực, hưởng thụ công danh lợi lộc, đánh mất cái “chân” trong người, linh cảm vì vậy mà rời khỏi ông ta.
Nếu như Lý Bạch cúi đầu cung kính đám quan lại kia, và Đào Tiềm vì năm đấu gạo mà khom lưng, Einstein hiểu rõ bản thân mình có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong một tháng… Vậy thì đến ngày hôm nay ai còn biết đến họ nữa? Những ví dụ về “Giang lang tài tẫn” có rất nhiều, bởi vì con người trong danh lợi, ham muốn hưởng thụ vật chất mà dễ dàng đánh mất sự thuần khiết ban đầu. Nếu vẫn duy trì được cảnh giới đó, chỉ có thể là những người xuất chúng.
Einstein, Newton, Tolstoy giữ trong lòng lời dạy bảo của Thượng Đế, những nhân tài đã viết nên nền văn minh rực rỡ của Trung Quốc hàng ngàn năm nay, hoặc là họ theo Phật, hoặc là theo Đạo. Chính là do chân thành thu hút linh cảm, và linh cảm đã dẫn họ đi đến những thành công kiệt xuất như vậy. Hiện nay có nhiều người kiệt xuất cũng nhận thức được rằng tầm quan trọng của việc tu dưỡng nhân tâm, họ thông qua các các pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân, để mở cánh cửa thanh tịnh trong tâm, mời gọi linh cảm đến.
Việc theo đuổi linh cảm dường như đã khơi dậy quá khứ cổ xưa. Con người ngày nay thường coi những giáo lý và những nền văn hóa cổ xưa là lỗi thời, nhưng thực ra những thứ đó mới là có hàm dưỡng trí tuệ.
Thần trong linh cảm không ở xa chúng ta, nếu tìm được người nào phù hợp thì tùy thời linh cảm có thể vượt không gian và thời gian để đến với người đó bất cứ lúc nào.
>>> Nghiên cứu mới cho thấy: Người tín thần sống thọ hơn người vô thần
>>> Các nhà khoa học khám phá ra cây cũng có “nhịp tim”
Tuệ Tâm, theo Secretchina
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...