Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh rất rất đẹp, không xa hoa nhưng rất thanh-lịch, không lầu các nguy nga nhưng lại tạo ra một không gian ấm cúng đến kỳ lạ. Nhiều ngôi nhà tranh lại thể hiện rõ nét tín ngương Á Đông ngay từ cửa ngõ đi vào.
Cửa "ngõ" bằng gỗ có 2 viên gạch ghi chữ Hán và thẻ trấn yễm.
Hai viên gạch có ghi chữ Hán dựng trước 2 cột của cửa "ngõ"
Phía trên 2 vên gạch là 2 thẻ bùa chú trấn yễm.
Nhiều cửa "ngõ" làm bằng cả hai thứ vật liệu là gỗ và tre,
cánh cỗng của cửa "ngõ" cũng được đan bằng tre, hàng rào hai
bên cỗng bằng tre đan dựng chéo vào nhau; cánh cửa và hàng
rào hai bên trông rất tươm tất và rất rất đẹp.
Ngay chính diện ngôi nhà, cách xa hay gần còn tùy khu vườn rộng hay hẹp, là một bức bình phong. Theo quan niệm của người xưa, bức bình phong dùng để ngăn chận những luồng gió độc, luồng gió xui xẻo thổi vào nhà, đồng thời đây cũng là một cách thức trấn yễm để ngăn chặn tà ma xâm nhập vào nhà. Những nhà nghèo hay những nhà đã có sẵn một mái tranh rất đẹp, thanh-lịch, đã dựng lên đúng phong-cách kiến trúc dân-gian truyền thống thì sẽ làm một bức bình phong bằng gỗ và tre rất đẹp. Cũng có những mái tranh có bức bình phong là một hàng "chè tàu" trồng lên cao rồi cắt tĩa cẩn thận, tạo hình một bức bình phong đậm tính nghệ thuật. Tuy nhiên, một số lớn nhà tranh lại làm những bức bình phong băng vôi và gạch.
Tran thờ Bà Cô trước một bức bình phong bằng gạch vôi.
Những bức bình phong của những mái tranh, nơi ở của những người đân, thường được trang-trí bằng 3 chữ Phước, Lộc, Thọ hoặc chỉ 1 chữ Phước với hoa, lá, quả, các loài vật nhưng tuyệt đối không trang-trí một trong bốn con vật trong bộ "tứ linh" là long,lân,quy, phụng vì những con vật nầy chỉ được dùng ở đinh, chùa, miếu vũ, nhà thờ họ, cung điện nhà vua hay cung phủ của các ông hoàng bà chúa.
Trong toàn cảnh của mái nhà tranh, nhiều lúc, chỉ riêng bức bình phong đã là một tác phẩm nghệ thuât đôc đáo, núi non, hoa trái, chim choc... đều được đắp nổi rồi tô màu rất sinh động. Hai bên bức bình phong có để nhiều chậu cây cảnh và có những miếu thờ, tran thờ. Có nhiều nhà, sau bức bình phong lại có để thêm "bể cạn" có nuôi cá cảnh với hòn non bộ có núi non, chùa, nhà cửa, cầu cống, có cả ngư ông ngồi bên bờ sông câu cá, có cả ông tiều đang quẵng gánh củi xuống núi...Một điều rất thú-vị, ở kinh-thành Huế, hoàng-cung có bức bình phong là núi Ngự-Bình.
Nguyên vật liệu dùng để dựng lên mái nhà tranh hầu như có sẵn ở trong vườn nhà hoặc ỏ trong làng. Những cây mít, cây xoài trồng lâu năm, thân lên thẳng đã được dự tính để làm cột chính; những cây câu già, thân đều đặn cũng đã được chọn lưa trước để làm hàng cột trước mái hiên hoặc làm cột ở nhà "lều"... Tranh cũng đã được "bức" từ những tháng trước đem về phơi thật khô và đã được "bện" thành từng tấm đều đặn, chặt cứng với hai hàng "hom" từng đoạn đan chéo vào nhau. Những cuộn mây cũng đã được chuẩn bị từ trước. Một thứ vật liệu chinh là tre cũng đã được chọn lựa kỹ-lưỡng từ những hàng tre trong vườn; được "chặt" xuống rồi đem "dầm" xuống một cái ao đầy nước sau vườn hằng mấy tháng trời; cũng đã "giã" trái "hột mát" trộn đều vào nước ao để khi nước thấm vào thân cây tre sẽ trừ bớt mối mọt.
Người dân thường làm một mái nhà tranh một "gian" hai "chái", dân gian thường gọi là "nhà vuông"; nếu nhà đông người thì làm ba gian hai chái. Ngày xưa, những qui-định để làm nhà dân rất khắt khe, trong bộ luật Gia-Long qui định "nhà ở của dân không được làm quá ba gian và năm vì kèo, cũng không được trang-trí".
Một mái nhà tranh ở thành phố Sài-Gòn ngày xưa
(Ảnh trích từ tập san Indochine số 194 Jeudi 18 Mai 1944)
Trong một mái nhà tranh dù là ba gian hay chỉ là một gian, gian chính giữa là nơi thờ tự tổ tiên đồng thời cũng dùng làm phòng khách, phòng ăn. Hai chái ở hai bên có tấm "phên" ngăn dùng để làm phòng ngủ hoặc phòng cất đồ. Ngày xưa, người dân "kiêng cử" việc "trổ" cửa lớn từ chái để ra ngoài. Muốn ra ngoài, phải đi qua cửa trổ ở tấm phên ngăn rồi theo cửa chính để ra ngoài.
Gian chính giữa được dùng để đặt bàn thờ tổ-tiên.
Tranh để thờ Bà Bổn Mạng và Bà Tây Cung Vương Mẫu.
Trong nhà lại có nhứng tranh thờ để thờ Tiên Sư, Thổ Công, Táo Quân, Bà Mụ, Bà Cô... Những tranh thờ nầy được đặt ở phần trong cùng của ngôi nhà.
Một mái nhà tranh được dựng lên theo đúng những qui tắc của kiến-trúc dân-gian cổ điển của loại hình kiến-trúc nầy thì sẽ có môt ngôi nhà rất đẹp, mỹ-thuật, có tính nghệ-thuật cao. Tuy nhiên, từ ngàn xưa đến nay, người nông dân nghèo "tay lấm chân bùn", người dân nghèo kiếm ăn từng bữa một qua ngày thì mái nhà tranh của họ chỉ là những căn lều dột nát, gió lộng ngang nhà, trăng xuyên mái tranh... Mong sao, những phận đời cơ cực ngày càng giảm bớt, mọi người đều có một đời sống ấm no, hạnh-phúc!
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH
Liên hệ :
- Địa chỉ: số 1 - Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại : 0913.870.861
- Email: dothohaimanh.vn@gmail.com
- Trang web : https://dothogiadinh.vn
--------------------------------------------
Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để tham khảo thêm
Nhà ở Nông thôn truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Nhà Rường Huế
Nhà gỗ lim 3 gian hai chái
Nhà thờ tổ rất đẹp
Tên gọi các cấu kiện trong nhà gỗ lim cổ Việt Nam
Nhà tranh vách đất - nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông
Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè
Trường Kỷ cổ, rất đẹp và các loại trường kỷ
Salong khác trường kỷ như thế nào
Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập
Salong Trường kỷ rất đẹp
Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh
Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013
Hải Minh hôm nay
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới rất đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội