global banners

'Hội chứng tổ rỗng' suýt kéo sập hạnh phúc của em tôi

Thứ ba - 31/07/2018 11:26
Vợ chồng em tôi đã hàn gắn được những rạn nứt âm thầm diễn ra trước khi con gái du học. Em cũng không than thở về ngôi nhà lạnh lẽo và cuộc sống vô ý nghĩa nữa.
  • Diễn quá sâu nên đuối!
  • Gã anh rể 'gài' tôi để mong thoát tội ngoại tình
  • Cuộc đời cha con tôi đổi thay từ khi mẹ kế xuất hiện
  • Tôi đã trở về bên chồng sau cơn say nắng

Cùng với cô em tiễn đứa cháu yêu đi nước ngoài, tôi đùa “thế là từ nay rảnh tay rảnh chân, tha hồ đi chơi nhé!”. Cô em cười mà mắt rưng rưng. Tôi nghĩ, con mới bay, mẹ buồn là phải, vài ba ngày sẽ quen dần, lại tung tăng như sáo.

Nhiều tháng trôi qua, không thấy cô em gọi điện hay nhắn nhủ gì, tôi càng yên tâm, chắc là dạo này “bung lụa” dữ rồi. Thế mà hóa ra tôi nhầm.

'Hoi chung to rong' suyt keo sap hanh phuc cua em toi
Con đi học, chồng về trễ, em rơi vào trang thái stress. Hình minh họa.

Một đêm, cô gọi: “Chị ơi, giúp em với, em bị trầm cảm rồi hay sao ấy”. Hẹn ở quán cà phê, tôi không nhìn ra cô em gái. Vốn là một phụ nữ mạnh mẽ, nghị lực, giờ cô suy sụp, bồn chồn, buồn thảm.

Cô nói nhớ con không chịu nổi. Rằng, cuộc sống trở nên vô nghĩa khi không có con để chăm sóc, lo toan. Chồng cô có công việc với địa vị khá cao nên đi suốt từ sáng đến tối. Nhà trước giờ có hai mẹ con, cô luôn bận bịu với chuyện đưa rước con, hỏi han việc học hành, lo cho nó từ cái áo, cái quần đến bữa ăn xế khi học bài. Giờ đột nhiên trở thành người… vô dụng.

Ăn sáng, ăn trưa một mình đã đành, vì vợ chồng đi làm, tự  ăn ở cơ quan. Cơm chiều đa phần cô cũng thui thủi một mình, vì chồng còn tiếp khách, còn đi chơi tennis với bạn bè.

Cuộc sống của chồng hình như vẫn như cũ, trước khi con du học, chỉ có cuộc sống của cô là đột nhiên giống như cái bình bị mẻ một miếng lớn, mọi nguồn năng lượng đều theo đó mà trào hết ra ngoài, cạn kiệt.

Thật lòng, khi đó tôi bực cô em gái lắm. Nhìn cô ủ rũ, đau khổ cứ như là cả thế giới sắp sập xuống. Tôi bực vì nghĩ: đúng là nước mắt nhà giàu. Con du học, quá sung sướng. Tiền bạc dư dả, giờ dư thêm thời gian nữa mà khóc nỗi gì.

Nhưng tôi cũng ráng nghe cô kể về những khủng hoảng của mình, có cảm giác như cô sắp rơi xuống vực thẳm vì cô đơn và vẫn cứ phải an ủi rằng mọi cái rồi sẽ qua.

Thế rồi tình cờ, tôi đọc được một bài báo của nước ngoài về "hội chứng tổ rỗng" của gia đình. Hóa ra tình trạng khủng hoảng trầm trọng của em gái tôi không phải là chuyện õng ẹo, nhõng nhẽo của nhà giàu đứt… vài dây thần kinh cảm xúc mà là căn bệnh của cha mẹ tuổi trung niên khi con cái lớn lên, rời tổ ấm ra đi.

'Hoi chung to rong' suyt keo sap hanh phuc cua em toi
Em tôi đã lấy lại sự tự chủ cuộc sống. Hình minh họa.

Ở Mỹ và các nước tiên tiến, khi con 18 tuổi và bắt đầu tuyên bố rời khỏi gia đình, thậm chí là chỉ để thuê nhà khác ở thì người mẹ vốn quá tập trung tình cảm, sức lực cho con đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Còn ở Việt Nam, gần đây, việc đưa con ra nước ngoài học trở thành phong trào, thậm chí với cả gia đình có thu nhập từ khá trở lên thì "hội chứng tổ rỗng" cũng diễn ra khá thông dụng.

Cũng nhờ hội chứng mà hiện nhiều bà mẹ mắc phải này, cô em tôi đã tìm tới hội các bà mẹ có con du học, kết thân, học hỏi kinh nghiệm và dần tìm ra con đường cho mình. Cô học vẽ, học chụp hình, tìm những niềm đam mê mới cho cuộc sống bớt buồn tẻ. Cô tập yoga, kết nhóm bạn bè cùng làm những điều thú vị.

Một điều hết sức kỳ diệu xảy ra với cô em gái của tôi là chính vì để chữa trạng thái khủng hoảng này, vợ chồng cô đã hàn gắn được những rạn nứt âm thầm diễn ra từ trước khi con gái du học.

Nghe lời bạn bè và các chuyên gia tâm lý khuyên, cô đã tập trung hơn vào việc giữ gìn người đàn ông của mình, cố gắng “tái thiết cấu trúc gia đình”. Trong những nỗ lực của cả hai người và nhất là sự vắng mặt của đứa con khi đi xa mới thương về gia đình, họ đã xích lại gần nhau.

Những bức hình ba mẹ tay trong tay đi nghỉ mát ở nơi này, nơi kia đăng trên Facebook luôn nhận được những trái tim của con gái, những comment cảm động và biết ơn của cô bé. Hạnh phúc của ba mẹ cũng là một động lực lớn giúp cô vượt qua những cú sốc văn hóa, trưởng thành nơi xứ người. 

Em gái tôi đã lấy lại hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, nghị lực như xưa và có phần viên mãn hơn. Cô không than rảnh mà vẫn vội vàng về nhà nấu ăn, cà phê sáng, chiều với chồng. Cô không than thở về ngôi nhà lạnh lẽo và cuộc sống vô ý nghĩa nữa. 

Tự cô đã biết cách làm đầy tổ ấm của mình, dù đứa con đang ở xa. Cô làm đầy nó bằng tình yêu với chồng, sự chăm chút cho bản thân, bằng cả các mối quan hệ bạn bè, gia đình. 

Cách đây vài ngày, vợ chồng cô bay sang Mỹ dự lễ tốt nghiệp của con gái. Cô viết trên Facebook: "Cảm ơn anh, cảm ơn con". 

 Song Văn

Tags: hội chứng tổ rỗng nhà lạnh lẽo du học facebook chồng đi nhậu về trễ vô dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây