Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan tới thức ăn, thực phẩm với 125,000 trường hợp tử vong, chiếm 1/3 tổng số ca tử vong trung bình hàng năm.
Sau đây là cách nhận biết mức độ ôi thiu, hư hỏng của 11 loại thực phẩm phổ biến hàng ngày giúp chúng ta có thể tránh được nguy cơ ăn phải đồ ôi thiu, đã hỏng mà không biết:
1. Sữa
Phần lớn đối với những loại sữa tươi đóng hộp chưa mở nắp thì thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng 1 tuần kể từ ngày đóng gói.
Còn đối với sữa đã mở nắp hộp, dùng dở thì nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 4-5 độ C.
Tuyệt đối không để sữa ở cánh tủ lạnh mà phải để sâu bên trong kệ tủ, gần với bộ phận tỏa hơi lạnh để có thể duy trì nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản sữa.
2. Các loại gia vị
– Nước sốt cà chua (Ketchup) là loại gia vị khá phổ biến. Thời gian sử dụng tốt nhất cho loại gia vị này là 1 năm với chai mới chưa mở nắp và 1 tháng với chai đã mở nắp, bảo quản tủ lạnh.
– Sốt Mayonnaise cũng là loại nước sốt phổ biến để chấm hay làm salad với hạn sử dụng tốt nhất là 4 tháng với chai mới chưa mở nắp và 3 tháng với chai đã mở nắp, bảo quản tủ lạnh.
– Nước tương: Nếu đã mở nắp thì có thể dùng trong 3 năm, nếu chưa mở nắp thì gần như vô hạn.
– Mù tạt: Hạn dùng là 2 năm với chai chưa mở nắp và 1 năm với chai đã mở.
– Tương ớt Tabasco: Đây là loại nước sốt cay được sử dụng an toàn cho đến khi tương chuyển sang sẫm màu.
Nếu bạn phát hiện có sự thay đổi nào dù nhỏ trong kết cấu, độ sánh của những loại gia vị này hoặc có mùi lạ, hãy ngay lập tức vứt bỏ.
3. Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả nhiều nước, có vị ngọt mát nhưng cũng dễ hỏng. Sau khi bổ dưa hấu, nếu thấy:
– Lõi dưa khô, xơ xác, thịt dưa và hạt rời rạc có nghĩa là dưa không còn giữ được độ tươi và chất lượng tốt nữa
– Miếng dưa nhẹ, màu nhạt tức là quả dưa đó không nên tiếp tục ăn nữa
Quả dưa bên ngoài có thể khác nhau và hình dạng nhưng bên trong phải luôn phải có màu hồng đỏ hoặc màu đỏ đậm, khi ăn có mùi thơm mát, vị ngọt thì mới đảm bảo.
Bất kỳ sự chuyển màu nào như hồng nhạt, trắng bợt cũng đều báo hiệu quả dưa đã để lâu, không còn tươi ngon nữa và không nên ăn.
4. Thịt bò xay
Đối với thịt bò xay nhuyễn, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn mát tủ lạnh là 2 ngày hoặc vài tháng nếu cấp đông. Nhưng nếu thấy thịt có dấu hiệu sau thì không nên sử dụng nữa:
– Thịt có màu lạ
– Bề mặt xuất hiện lớp nhầy, có bọt
– Có mùi chua
5. Thịt xông khói
Thịt hun khói đóng hộp nên được sử dụng hết trong vòng 2 tuần nếu chưa mở nắp và bảo quản tốt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, hãy vứt bỏ ngay nếu:
– Thịt đổi màu lạ
– Sờ thấy trơn, nhớt
– Có mùi lạ
6. Trứng
Trứng sống có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 tuần, nhưng nếu bạn nghi ngờ về chất lượng của quả trứng, hãy kiểm tra bằng cách thả quả trứng đó vào một cốc hoặc một bát nước đầy.
– Nếu trứng chìm xuống đáy cốc một cách dễ dàng thì trứng vẫn còn tươi và đảm bảo chất lượng
– Nếu quả trứng nổi lên thì trứng đã hỏng hoặc gần hỏng và không nên ăn.
7. Hạt hạnh nhân
Sau khi mở túi hay hộp, hạnh nhân có thể dùng được trong vòng 2-4 tuần nếu được bảo quản tốt: để hạt trong hộp kín, chỗ thoáng mát, tránh nắng mặt trời, hoặc có thể để trong tủ lạnh để đảm bảo chất lượng hạt được lâu hơn.
Nếu thấy hạt có đốm đen, hạt cứng bất thường thì nên loại bỏ để tránh ăn phải hạt kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
8. Dầu Ô-liu
Dầu ô-liu có tuổi thọ từ 1 đến 2 năm. Nhưng chất lượng dầu có thể bị giảm xuống nếu bạn để dầu trong môi trường nóng và bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
Lưu trữ dầu ô-liu trong tủ lạnh cũng là 1 cách tốt, nhưng sau khi lấy ra từ tủ lạnh, dầu sẽ có vẩn đục do quá trình đông lại.
Điều này không ảnh hưởng tới chất lượng dầu ô-liu, sau khi hâm nóng thì dầu sẽ chuyển sang dạng lỏng như bình thường.
9. Sữa chua
Sữa chua thường có hạn sử dụng ngắn, có thể để được 1 tuần trong tủ lạnh nếu chưa mở và có thể giữ được 5 ngày sau khi mở.
Nhưng sữa chua cũng rất dễ bị hỏng, nếu phát hiện hộp sữa có váng, vón cục, hay màu sắc khác lạ, có mùi chua đậm thì cần vứt bỏ ngay và không nên ăn.
10. Cá hồi
Cá hồi nên dùng sau 2 ngày bảo quản trong tủ lạnh hoặc 2-3 tháng sau khi trữ đông. Không chỉ cá hồi mà bất kỳ loại cá nào khác cũng nên cấp đông trước khi bị hỏng để giữ được độ tươi ngon của thịt cá.
Chất lượng cá đã kém nếu nhìn thấy có lớp bóng nhầy trên bề mặt thịt cá, nặng mùi, từng thớ thịt của miếng cá có thể lôi ra dễ dàng hoặc rã rời.
11. Salad rau
Thực phẩm đóng gói sẵn thường không phải là thức ăn tươi mới nhất. Với rau xanh và salad đóng gói cũng vậy, bạn cần kiểm tra nếu có bất kì sự đổi màu nào khác lạ hoặc rau có bị nhũn, bốc mùi hay không.
Hãy bảo quản hộp rau salad ở nơi mát mẻ nhưng không nên trữ đông vì rau sẽ đóng đá và không còn vị ngon như ban đầu.
Theo Soha
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...