Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Theo Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, thường trực Hội đồng giáo dục, Giám đốc chuyên môn Tập đoàn Nguyễn Hoàng, trước xu hướng hội nhập, số lượng các trường quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng, giúp phụ huynh và học sinh có nhiều sự lựa chọn. Để chọn được trường quốc tế tốt cho con, phụ huynh có thể xem xét những yếu tố như chương trình học tập, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất...
Tiến sĩ Mạnh Cường lưu ý phụ huynh cần quan tâm chương trình học. Điều này nhằm giúp các em phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng; nhận văn bằng quốc tế, chuyển tiếp du học dễ dàng tại nhiều nước. Chương trình Tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB) khá phổ biến hiện nay, được nhiều quốc gia đánh giá cao, nhất là ở Mỹ và châu Âu.
Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường có hơn 13 năm giảng dạy, quản lý tại trường đại học, hơn 9 năm giữ vị trí Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp. Ông hiện là thường trực Hội đồng giáo dục, Giám đốc chuyên môn Tập đoàn Nguyễn Hoàng. |
Theo Thạc sĩ Caroline Fogiel, phụ trách chương trình Tú tài quốc tế IB tại trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA), hiện có hơn 4.000 trường ở 157 quốc gia đang giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế, trong đó có một số trường tại Việt Nam. Hơn 70.000 giáo viên đang giảng dạy chương trình này cho khoảng 1,1 triệu học sinh trên toàn thế giới, riêng IB bậc tiểu học (Primary Years Programme - PYP) đang được giảng dạy ở 109 quốc gia. Nhiều trường trên thế giới còn đề xuất các chương trình cấp bằng IB để thay thế cho những tấm bằng chỉ có giá trị ở trong phạm vi một quốc gia.
IB được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu, sở thích của nhiều đối tượng học sinh. Ba học phần Sáng tạo, Hoạt động và Phục vụ (CAS); Viết luận chuyên sâu; Lý thuyết kiến thức giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Các trường giảng dạy theo chương trình này phải được Tổ chức Tú tài quốc tế IB ủy quyền cung cấp khóa học. Quy trình đào tạo, kiểm tra IB được đánh giá khắt khe.
Thạc sĩ Caroline Fogiel có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tư vấn, đánh giá chương trình Tú tài quốc tế IB. Bà tốt nghiệp cử nhân Luật, thạc sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Paris, hiện phụ trách chương trình Tú tài quốc tế IB của trường Quốc tế Bắc Mỹ. |
Thạc sĩ Caroline Fogiel cho biết thêm, để thuận lợi cho quá trình học tập của con trẻ, nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng cho các em theo học chương trình quốc tế ngay từ bậc tiểu học. IB bậc tiểu học (Primary Years Programme - PYP) dành cho học sinh từ 3 đến 12 tuổi sẽ tập trung phát triển cho học sinh không chỉ kiến thức trong mà còn ngoài phạm vi môn học. 6 chủ đề giáo dục tích hợp được cụ thể hóa thành 6 môn học tập gồm Ngôn ngữ A (ngôn ngữ và văn học bằng tiếng mẹ đẻ), Ngôn ngữ B (ngôn ngữ thứ 2), Nghiên cứu xã hội, Toán và Khoa học máy tính, Nghệ thuật, Khoa học thực nghiệm.
Dựa vào 6 chủ đề này, giáo viên thiết kế bài học cho vừa phù hợp với mục tiêu của môn học, vừa có kiến thức chuyên sâu hơn. Học sinh luôn được theo sát, đánh giá theo tiêu chuẩn chặt chẽ. Giáo viên hướng dẫn, khuyến khích các em thực hành, có phương pháp học tập tốt hơn.
Theo học chương trình Tú tài quốc tế ngay từ tiểu học, học sinh thuận lợi khi học tiếp chương trình IB bậc trung học (Middle Years Programme - MYP), IB bậc tú tài (Diploma Programme - DP), nhiều cơ hội lựa chọn chuyên ngành ở đại học.
Những thắc mắc của phụ huynh xoay quanh việc lựa chọn trường quốc tế, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo… sẽ được tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường và thạc sĩ Caroline Fogiel giải đáp cụ thể vào lúc 9h ngày 26/7 trên VnExpress.
Kim Uyên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...