Theo Business Insider, một trong những lý do chính khiến nhiều người sử dụng điện thoại Android bởi vì mức giá rẻ của nó. Thậm chí một loạt mẫu flagship Android hàng đầu cũng rẻ hơn so với phiên bản iPhone mới nhất.
Tuy nhiên, điều đó có thể sắp thay đổi bởi án phạt 5 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền của Ủy ban châu Âu áp lên hãng công nghệ Mỹ mới đây. Cơ quan này thậm chí còn yêu cầu Google đã phải ngừng thực hiện các hành vi như cài, chạy mặc định các ứng dụng Google Play, Search, YouTube... trên hệ điều hành Android trong vòng 90 ngày, nếu không sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt lớn hơn.
Một cô gái đang giận dữ với chiếc điện thoại Android của mình. Ảnh: Shutterstock |
"Điều này có thể thực sự làm cho điện thoại Android đắt hơn, tùy thuộc vào cách Google quyết định tuân thủ nó như thế nào", Pinar Akman, giáo sư luật của Đại học Leeds cho biết. Bà Akman từng tham gia vào một việc tương tự, liên quan đến Google và EU, cũng như tiến hành một số nghiên cứu được ủy quyền bởi Google.
Theo chuyên gia pháp lý này, phán quyết của Ủy ban châu Âu làm nổi bật lên hai vấn đề. Đầu tiên là Google đang cung cấp hệ điều hành Android miễn phí và hầu hết doanh thu của hãng kiếm được là thông qua quảng cáo. Vấn đề thứ hai là Android là hệ điều hành di động đang thống trị toàn cầu với hơn 2 tỷ thiết bị hoạt động.
Các nhà sản xuất điện thoại đang sử dụng hệ điều hành Android miễn phí, do đó họ giảm được chi phí phần mềm và chuyển các khoản cắt giảm này cho người tiêu dùng bằng cách bán điện thoại với giá rẻ hơn. Nhưng Ủy ban châu Âu lại cho rằng Google đang thể hiện sự độc quyền của mình khi yêu cầu các nhà sản xuất cài đặt sẵn các ứng dụng của Google như công cụ tìm kiếm Search, trình duyệt Chrome, cửa hàng Play Store, để từ đó tạo ra hệ sinh thái Android.
"Bởi vì Google cung cấp Android miễn phí, công ty phải kiếm tiền từ một nơi khác. Một trong những cách chính là lưu lượng truy cập từ Google Search", Akman nói.
Theo số liệu ba tháng đầu năm 2018, Google kiếm được 31 tỷ USD doanh thu. Khoảng 27 tỷ USD đến từ quảng cáo. |
Nếu Ủy ban châu Âu ra phán quyết yêu cầu Google phải thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng với các nhà sản xuất điện thoại, điều đó sẽ khiến các nhà sản xuất có thể hoàn toàn bỏ qua Google Search và quay sang ủng hộ các sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Khi Google không thể đảm bảo rằng người dùng Android sẽ sử dụng ứng dụng tìm kiếm của mình, công ty sẽ không thuyết phục được các cổ đông rằng nó có thể thống trị thị trường tìm kiếm di động và tiếp tục kiếm tiền. Bước tiếp theo hợp lý sẽ là bắt đầu tính phí cho hệ điều hành đang cực kỳ phổ biến mà hãng sở hữu.
"Nếu các nhà sản xuất điện thoại hoàn toàn tự do sử dụng hoặc không sử dụng công cụ Search, Google cần gì phải quan tâm đến việc phát triển Android miễn phí nữa?", Akman nói. "Những gì hãng có thể bắt đầu làm là tính phí cho Android, từ đó khiến chi phí sản xuất điện thoại tăng lên, dẫn tới giá thiết bị tăng theo".
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng Google có thể tìm ra các cách khác, khéo léo hơn để tuân thủ phán quyết của Ủy ban châu Âu.
CEO Google Sundar Pichai đã lên tiếng phản đối án phạt từ Ủy ban châu Âu. |
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cũng đã gợi ý về khả năng tính phí các nhà sản xuất điện thoại Android. Trong một bài đăng trên blog cá nhân để phản đối án phạt của Ủy ban châu Âu, ông đã chỉ rõ rằng Google "đã chọn cung cấp Android miễn phí" và công ty có bỏ ra các "chi phí" liên quan đến việc duy trì hệ điều hành này.
"Google đã đầu tư hàng tỷ USD trong thập kỷ qua để tạo ra một hệ điều hành Android như ngày hôm nay", ông viết. "Khoản đầu tư này có ý nghĩa lớn vì chúng tôi có thể cung cấp cho các nhà sản xuất điện thoại tùy chọn tải trước bộ ứng dụng phổ biến của Google (như Search, Chrome, Play, Maps và Gmail), một số trong đó tạo doanh thu cho chúng tôi".
"Điều này có nghĩa là chúng tôi chỉ kiếm được doanh thu nếu ứng dụng của chúng tôi được cài đặt và nếu mọi người chọn sử dụng ứng dụng của Google thay vì của đối thủ", ông nói thêm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...