global banners

10 rủi ro khi cho bé uống sữa công thức</span>

Thứ tư - 25/07/2018 06:21
. “Theo ước tính của WHO chỉ có 35% trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi được bú sữa mẹ”.

“Theo ước tính của WHO chỉ có 35% trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi được bú sữa mẹ”.

trẻ sơ sinh, sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột, cho con bú, an toan,

Sữa mẹ rất giàu hormone và enzyme tiêu hóa. (Ảnh từ hartus.v)

Một nghiên cứu mới cũng cho thấy những đứa trẻ được bú sữa mẹ trực tiếp ít tăng cân hơn so với những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong bình.

Theo tiến sĩ Ruowei Li thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ở bang Atlanta: “Nếu được bú mẹ, bé sẽ có vai trò rất tích cực, vì chúng có thể tự quyết định khi nào nên bú và khi nào không nên bú.

Nhưng nếu trẻ được cho bú bình, chúng sẽ dần mất đi khả năng tự điều chỉnh năng lượng được nạp vào, cũng như mất dần các tín hiệu no hoặc đói”. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn trong việc kiểm soát tình trạng béo phì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thông thường những đứa trẻ được bú sữa mẹ khi trưởng thành có mức cholesterol trung bình thấp hơn 14% so với trẻ bú bình.

Do đó, viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú đến ít nhất 12 tháng.

Bên cạnh khuyến cáo này, chúng ta cũng nên cân nhắc những rủi ro khi cho con dùng sữa công thức.

trẻ sơ sinh, sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột, cho con bú, an toan,

“nếu trẻ được cho bú bình, chúng sẽ dần mất đi khả năng tự điều chỉnh năng lượng được nạp vào, cũng như mất dần các tín hiệu no hoặc đói”. (Ảnh minh họa: Internet)

1. Tỷ lệ tử vong tăng

Nghiên cứu “Nuôi con bằng sữa mẹ và nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh tại Mỹ” cho thấy, trẻ sơ sinh bú sữa công thức có tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ sơ sinh bú mẹ 56% (Tạp chí Bác sĩ Nhi Đồng đăng tháng 5/2004). Việc nuôi con sữa mẹ giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Khuyến khích nuôi con sữa mẹ làm trì hoãn 720 ca tử vong của trẻ sơ sinh ở Mỹ mỗi năm.

Trẻ bú sữa công thức vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 có tỷ lệ mắc bệnh còi xương và scurvy (bệnh của máu do thiếu vi-ta-min C) cao hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự ở thời điểm hiện tại.

Trẻ bú sữa công thức cũng rất dễ bị đột quỵ, mắc các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Dựa trên kết quả của các cuộc nghiên cứu tại Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, nhà giáo dục sức khỏe Tiến sĩ Linda Folden Palmer đưa ra kết luận rằng: Việc sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của 9.335 trẻ em Mỹ mỗi năm.

2. Thiếu dinh dưỡng

Axit béo là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, còn các axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ. Tuy nhiên, hai dưỡng chất này lại chiếm tỷ lệ rất ít bên trong công thức của các loại sữa bột.

Ngoài ra, can-xi và sắt trong sữa công thức khó hấp thu hơn sữa mẹ. Cụ thể, khả năng hấp thụ sắt của trẻ bú mẹ đạt từ 50 – 75%. Nhưng với trẻ bú sữa công thức thì tỷ lệ này chỉ đạt từ 5 – 10 %.

Mặc dù các nhà sản xuất luôn cố gắng thêm các dưỡng chất mới vào sữa công thức để nó có thành phần tương tự như sữa mẹ, hoặc đạt được hiệu quả như sữa mẹ, nhưng việc bổ sung này cũng mang đến rất nhiều rủi ro với hàng loạt vấn đề phức tạp, như sinh khả dụng (một địa lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng), độc tính tiềm tàng, sự đối kháng giữa sữa bột và sữa mẹ khi cho trẻ dùng cả hai loại sữa trong một ngày.

3. Kháng thể thấp

Sữa mẹ cung cấp một lượng kháng thể ổn định được truyền từ mẹ sang con, giúp gia tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Nhưng sữa công thức lại không làm được điều này.

Nghiên cứu cho thấy: Nồng độ pH bên trong đường ruột của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là từ 5,1 – 5,4, còn với trẻ bú sữa công thức con số này lại lên đến 5,9 – 7,3. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức.

Ngoài ra, sữa công thức cũng không có tế bào bạch cầu sống hay bất kỳ tế bào sống nào khác. Nó cũng có rất ít globulin miễn dịch và hầu hết những globulin miễn dịch này không đúng loại cần thiết cho bé.

trẻ sơ sinh, sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột, cho con bú, an toan,

Sữa mẹ cung cấp một lượng kháng thể ổn định được truyền từ mẹ sang con, giúp gia tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Nhưng sữa công thức lại không làm được điều này. (Ảnh: Internet)

4. Enzyme và hormone

Sữa mẹ rất giàu hormone và enzyme tiêu hóa như thyroid, prolactin, oxytocin và hơn 15 loại enzyme khác. Nhưng sữa công thức lại không có các kích thích tố này. Do đó, nó không mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé.

5. Nguy cơ từ quá trình chế biến sữa

Hiện nay đa số sữa bột dành cho trẻ sơ sinh được làm từ sữa bò. Theo đó, để làm ra sữa bột người ta sẽ sấy khô sữa bò ở nhiệt độ cao, quá trình này sẽ tạo ra một chất độc gọi là Advanced Glycation End Products (AGE) gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch ở trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có hàm lương AGE trong máu cao như mẹ của mình!

Ngoài ra, sữa công thức còn chứa các chất ô nhiễm được tạo nên từ các thành phần được giới thiệu trong công thức sản xuất sữa. Một số chất ô nhiễm có nguồn gốc từ loại đậu tương và ngô biến đổi gen.

6. Bệnh tật và nhiễm trùng

Các loại sữa công thức dành cho trẻ em Mỹ (cũng được nhập khẩu vào Ấn Độ) có chứa nhôm, silic, cadmium, MSG, đậu nành biến đổi gen, phosphate, phthalates và BPA. Trong đó, BPA hay còn gọi Bisphenol A là một loại hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate) làm bình sữa cho trẻ nhỏ, bình đựng nước và có trong bề mặt lớp lót bên trong các lon đựng thực phẩm và đồ uống.

Theo bản đánh giá do một nhóm 12 chuyên gia thực hiện theo Chương trình phòng chống độc quốc gia của Mỹ (The National Toxicology Program-NTP), chỉ cần một lượng nhỏ BPA là đã làm cho hệ sinh dục và não của thai nhi và trẻ nhỏ phát triển bất thường, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức. Về lâu dài nó sẽ làm tổn thương não bộ, gây ra một số bệnh ung thư, trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với BPA sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

Trong thực tế, có đến 300.000 trẻ em bị tổn thương do vụ bê bối chất độc melamine trong sữa công thức ở Trung Quốc, nhiều vụ thu hồi sữa quy mô lớn cũng đã xảy ra tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ bú sữa công thức có khuynh hướng phát triển các căn bệnh như viêm ruột non, đa xơ cứng, tật so le răng (malocclusion), bệnh tim mạch vành, tiểu đường, tăng động, bệnh tuyến giáp tự miễn và bệnh celiac.

Đặc biệt sữa công thức làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ.

Kết quả cuộc nghiên cứu “Chế độ ăn uống, kháng thể protein sữa bò và nguy cơ mắc bệnh IDDM ở trẻ em Phần Lan” cho thấy, những đứa trẻ tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa bò trong giai đoạn sơ sinh có xu hướng tăng mức độ kháng thể của sữa bò trong hệ thống của trẻ. Nó có mối liên quan độc lập với khả năng tăng nguy cơ tiểu đường phụ thuộc vào insulin.

trẻ sơ sinh, sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột, cho con bú, an toan,

Sữa công thức. (Ảnh từ ximusa)

7. Sữa công thức không phù hợp với nhu cầu của con người

Sữa bò là dành cho bê, con vật sẽ trưởng thành trong khoảng thời gian từ 2 – 4 năm. Nhưng con người phải mất từ 16 – 18 năm thì mới phát triển cơ thể hoàn thiện. Vì vậy, trong sữa mẹ có mật độ năng lượng và protein thấp hơn.

Từ đây ta có thể thấy sữa công thức hoàn toàn không phù hợp với sự khởi đầu của những đứa trẻ. Và nó sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Hơn nữa trong sữa công thức, các nhà sản xuất đã thêm axit folic, axit pantothenic, canxi, khoáng chất, phốt-pho, I-ốt, muối, kali clorua,… và cả tinh bột gạo, chất xơ, axit amin và nucleotide. Chúng đều là những hoạt chất mà cơ thể bé khó hấp thu hoặc không phù hợp với giai đoạn phát triển đầu đời.

8. Nguy cơ phát triển ung thư vú sau này

Theo nghiên cứu năm 1994 “Tiếp xúc với sữa mẹ trong giai đoạn phôi thai và nguy cơ ung thư vú”, những bé gái được nuôi bằng sữa công thức có tỷ lệ mắc ung thư vú khá cao khi trưởng thành. Căn bệnh này bao gồm cả ung thứ vú tiền mãn kinh và hậu mãn kinh.

Trong khi đó, những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ (dù trong thời gian ngắn) có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 25% so với trẻ bú sữa bình.

9. Sữa công thức khó sử dụng

Đối với những người mẹ, việc cho con bú sữa của mình khá dễ dàng.Họ không cần phải mua sắm sữa bột, chai sữa và các vật dụng khác.

Họ cũng không cần pha sữa, giữ ấm, làm nguội và làm sạch sữa công thức.

Nếu các bà mẹ ngủ cùng bé hoặc nằm cạnh chiếc nôi của trẻ, họ sẽ không phải tất bật với công việc pha sữa vào ban đêm. Tất cả những gì người mẹ cần làm là lăn qua, cho con bú và dỗ chúng ngủ lại!

trẻ sơ sinh, sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột, cho con bú, an toan,

Nếu các bà mẹ ngủ cùng bé hoặc nằm cạnh chiếc nôi của trẻ, họ sẽ không phải tất bật với công việc pha sữa vào ban đêm. (Ảnh từ loveofmom)

10. Trẻ bú sữa công thức tiêu hóa chậm

Trẻ bú sữa công thức có xu hướng thường xuyên mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Trong trường hợp này, chúng thường được bổ sung chất điện phân nhân tạo để tiêu hóa dễ dàng hơn, vì sữa công thức rất khó tiêu hóa.

Trái ngược với điều này, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn rất nhiều và nó còn làm dịu đường ruột cho bé. Cho nên trẻ bú sữa mẹ không cần dùng đến chất điện giải nhân tạo.

Và nếu như trẻ bị bệnh hô hấp, sữa công thức có thể tạo nên nhiều chất nhầy làm bít đường thở của bé. Nhưng sữa mẹ thì không, vì nó chứa kháng thể chống lại căn bệnh này, cũng như sữa mẹ có khả năng tiêu hóa cao nên không tạo ra lượng nhất nhầy dư thừa trong đường hô hấp của trẻ.

Đó chính là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định sữa công thức là lựa chọn cuối cùng trong việc cho trẻ ăn.

Theo đó, cho con bú sữa mẹ trực tiếp nên là lựa chọn hàng đầu, kế đến là sữa mẹ được bú bình, cốc hoặc chai và thứ ba là sữa mẹ được lấy từ ngân hàng sữa hoặc người thân quen đang có con nhỏ, cuối cùng mới đến sữa công thức.

Mặc dù sữa công thức chứa nhiều rủi ro đáng lo ngại, nhưng đôi khi nó lại là lựa chọn tốt nhất cho một số đứa trẻ. Bởi nhiều bà mẹ không có đủ sữa cho con bú, hoặc một số người gặp các vấn đề sức khỏe không thể cho con bú.

Các trường hợp này bao gồm cả những bà mẹ bị suy dinh dưỡng, hoặc nghiện ma túy và rượu. Đặc biệt, phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS, virus Herpes trên ngực, viêm gan, mắc bệnh lao cũng là đối tượng không nên cho con bú sữa mẹ, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland.

Tú Văn, theo WF

 Tags: sơ sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây