Theo số liệu từ Jetstar Pacific, năm 2016 hãng hàng không này đạt doanh thu gần 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3% so với năm 2015. Tuy doanh thu tăng nhưng Jetstar lại kinh doanh dưới giá vốn, ở mức 5.380 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp âm khoảng 412 tỷ đồng.
Không những vậy, tất cả các loại chi phí của Jetstar lại cùng tăng cao, như chi phí tài chính và chi phí quản lý cùng tăng hơn gấp rưỡi, chi phí bán hàng tăng 30%. Do đó, Jetstar Pacific báo lỗ tới hơn 900 tỷ đồng trong năm 2016.
Thực tế, ngay cả trong năm 2015, hoạt động kinh doanh chính của Jetstar Pacific cũng chịu lỗ. Tuy nhiên, nhờ có khoản lợi nhuận khác gần 120 tỷ đồng nên Jetstar mới thoát lỗ trong năm này.
Liên tục thua lỗ lớn, tính đến cuối năm 2016, lỗ lũy kế của Jetstar Pacific tăng lên 3.940 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ là 3.522 tỷ đồng.
Trong năm 2016, Jetstar đã phải vay nợ gần 2.500 tỷ đồng, khiến nợ ngắn hạn lên cao gấp 3 lần so với hồi đầu năm và tổng nợ phải trả theo đó cũng tăng vọt.
Tình cảnh của Jetstar Pacific trái ngược hoàn toàn so với 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air. Năm 2016, Vietnam Airlines và Vietjet Air báo lãi 2.600-2.700 tỷ đồng. 2 ông lớn hàng không này đang cùng chia nhau hơn 40% thị phần bay nội địa và miếng bánh thị phần còn lại của Jetstar Pacific là khá nhỏ.
Trong thời gian tới, thị trường hàng không Việt Nam có thể sẽ xuất hiện thêm một gương mặt mới, đó là Bamboo Airways của Tập đoàn FLC. Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC mới đây đã khẳng định, Bamboo Airways bay là sẽ có lãi.
Trí thức trẻ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...