"Vấn đề cân bằng giữa đời sống và công việc cho nhân viên nữ cũng như nam là một trọng tâm rất lớn của công ty", ông Trần Vũ Hoài – Phó Chủ tịch phụ trách phát triển bền vững và đối ngoại Unilever Việt Nam - chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Phát triển bền vững gắn với các giá trị bình đẳng.
Một ví dụ cụ thể ông Hoài dẫn ra là cứ đến mùa hè, Unilever Việt Nam sẽ dành một phần diện tích công ty để biến thành sân chơi cho con em nhân viên, để khi các con nghỉ hè, không ai trông coi, bố mẹ - là nhân viên của Unilever có thể mang con mình tới công ty.
Hay như chính sách "ép nhân viên về sớm" mà ông Hoài thừa nhận là lúc đầu nghe khá buồn cười. Chính sách này được đặt ra trong bối cảnh nhân viên công ty ham làm việc quá.
Ảnh: Kynabiz.
"Chính sách này lúc đầu nghe rất buồn cười vì lẽ ra ai cũng muốn nhân viên của mình làm việc overtime, làm việc hết sức. Các bạn nhân viên của chúng tôi cũng muốn làm việc như vậy", ông Hoài nói.
"Nhưng sau chúng tôi thấy nếu cứ tiếp tục như vậy, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không còn".
Từ đó, cứ 6 giờ tối, Unilever tắt hết đèn, thậm chí không bật điều hòa để "ép" nhân viên rời văn phòng. Những chính sách tưởng như buồn cười như vậy nhưng thực tế cực hiệu quả.
Làm mọi thứ để nhân viên mạnh khỏe và hạnh phúc cũng là cách gián tiếp tăng năng suất lao động
Ảnh: Doanh nhân SG.
Để nhân viên cân bằng giữa đời sống và công việc, Unilever Việt Nam thực hiện 2 chính sách "gọng kìm": "Well-being" - chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của người lao động; và Mô hình làm việc linh hoạt để tạo điều kiện cho nữ giới có thể tham gia tích cực và đầy đủ công việc mà không gây áp lực lên công việc ở nhà.
Chỉ riêng "gọng kìm" Well-being, công ty đề ra 5 nhiệm vụ chính, và mỗi Giám đốc (bao gồm cả ông Hoài) phải chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ, gồm:
- Không hút thuốc: Nhiệm vụ này đặt ra do thói quen hút thuốc của đội ngũ bán hàng rất lớn và đặc biệt ở các tỉnh xa của Unilever.
- Nhân trắc học tại nơi làm việc. Ông Hoài cho rằng nếu một người cứ làm việc liên miên nguyên ngày thì chắc chắn có bệnh về lưng gù, đau mỏi cơ, khớp… Lúc ấy, công ty cần có bộ phận riêng để nghiên cứu cho ra các bài tập và đào tạo để giúp nhân viên cải thiện sức khỏe.
Người lãnh đạo sẽ nhìn nhận các đãi ngộ dành cho nhân viên là chi phí hay là một khoản đầu tư cho người lao động tương lai của mình?
- Dinh dưỡng: Căng tin công ty đưa ra các menu ăn lành mạnh, nhiều rau, hoặc thậm chí ăn chay để phục vụ cho nhu cầu của nhân viên.
- Sức khỏe thể chất
- Các vấn đề sức khỏe nói chung
Còn với mô hình làm việc linh hoạt, Unilever cho phép nhân viên làm việc ở nhà nếu có áp lực gì với gia đình.
"Nghe thì đơn giản, nhưng để làm được điều này trước tiên phải tạo ra được cơ sở hạ tầng về Digital working platform, tức làm việc trên nền tảng hệ thống Digital để các anh chị ở nhà vẫn có thể tham gia cuộc họp, trao đổi với đồng nghiệp thông qua internet. Nghe thì dễ nhưng đây là sự đầu tư và cam kết rất lớn", Phó Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ.
Để một công ty có thể làm tất cả vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên, sếp Unilever cho rằng vấn đề là ở cam kết của công ty với người lao động: Người lãnh đạo sẽ nhìn nhận các khoản này là chi phí hay là một khoản đầu tư cho người lao động tương lai của mình.
Unilever Việt Nam được bầu chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong 4 năm liên tiếp, từ 2013 - 2016. Năm 2017, Unilever rút khỏi danh sách để hỗ trợ Ban tổ chức - Công ty Anphabe - thực hiện khảo sát nói trên.
Bình luận về câu chuyện của Unilever, bà Hà Thị Thu Thanh - Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam - cho rằng việc chăm sóc thể chất người lao động cũng là một cách gián tiếp tăng năng suất lao động thông qua chất lượng nguồn lao động.
Theo Trí Thức Trẻ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...