1. Thông tin chung về gỗ:
Theo Wikipedia: Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
Gỗ trắc, gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ vàng tâm là 4 loại gỗ chính đang được sử dụng để đóng đồ mỹ nghệ tại làng nghề truyền thống Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Danh sách gỗ nhóm 1
Gỗ nhóm 1 : ở Việt nam là những loại gỗ quý. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ rất đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,...
Nhóm này ở Việt nam có 41 loài:
TT | Tên | Tên khoa học | Tên địa phương |
1 | Bàng Lang cườm | Lagerstroemia angustifolia Pierre | Bằng lăng ổi, thao lao |
2 | Cẩm lai | Dalbergia Oliverii Gamble | Cẩm lai bộng |
3 | Cẩm lai Bà Rịa | Dalbergia bariensis Pierre | |
4 | Cẩm lai Đồng Nai | Dalbergia dongnaiensis Pierre | |
5 | Cẩm liên | Pantacme siamensis Kurz | Cà gần |
6 | Cẩm thị | Diospyros siamensis Warb | |
7 | Dáng hương | Pterocarpus pedatus Pierre | |
8 | Dáng hương căm-bốt | Pterocarpus cambodianus Pierre | |
9 | Dáng hương mắt chim | Pterocarpus indicus Willd | |
10 | Dáng hương quả lớn | Pterocarpus macrocarpus Kurz | |
11 | Du sam | Keteleeria davidiana | Ngô tùng, Du sam đá vôi |
12 | Du sam Cao Bằng | thành phần | |
13 | Pahudia cochinchinensis | Hồ bì | |
14 | Gụ | Sindora maritima Pierre | |
15 | Gụ mật | Sindora cochinchinensis Baill | Gõ mật |
16 | Gụ lau | Sindora tonkinensis A.Chev | Gõ lau, gụ, gõ dầu, gõ sương |
17 | Hoàng đàn | Cupressus funebris Endl | Hoàng đàn liễu |
18 | Huệ mộc | Dalbergia sp | |
19 | Huỳnh đường | Disoxylon loureiri Pierre | |
20 | Hương tía | Pterocarpus sp | |
21 | Lát hoa | Chukrasia tabularis A.Juss | |
22 | Lát da đồng | Chukrasia sp | |
23 | Lát chun | Chukrasia sp | |
24 | Lát xanh | Chukrasia var. quadrivalvis Pell | |
25 | Lát lông | Chukrasia var.velutina King | |
26 | Mạy lạy | Sideroxylon eburneum A.Chev. | |
27 | Mun sừng | Diospyros mun H.Lec | |
28 | Mun sọc | Diospyros sp | |
29 | Muồng đen | Cassia siamea lamk | |
30 | Pơ mu | Fokienia hodginsii A.Henry et thomas | |
31 | Sa mu dầu | Cunninghamia konishii Hayata | |
32 | Sơn huyết | Melanorrhoea laccifera Pierre | Sơn tiêu |
33 | Sưa | Dalbergia tonkinensis Prain | Trắc thối |
34 | Thông ré | Ducampopinus krempfii H.Lec | Thông lá dẹt |
35 | Thông tre | Podocarpus neriifolius D.Don | Bách niên tùng |
36 | Trai (Nam Bộ) | Fugraea fragrans Roxb | vàng dành |
37 | Trắc Nam Bộ | Dalbergia cochinchinensis Pierre | |
38 | Trắc đen | Dalbergia nigra Allen | |
39 | Trắc căm-bốt | Dalbergia cambodiana Pierre | |
40 | Trắc vàng | Dalbergia fusca Pierre | Trắc dạo |
41 | Trầm Hương | Aquilaria Agallocha Roxb | Trầm, dó bầu |
2. Một số loại gỗ được dùng trong đồ gỗ mỹ nghệ:
Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Tranh gỗ Pơ Mu Xem giá và chi tiết sản phẩm!
Nói chung, gỗ để làm đồ gỗ mỹ nghệ thường có đặc điểm chung là :
(i) Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
(ii) Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc ...),
(iii) Đẹp : Vân ,thớ, màu rất rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng rất đẹp
(iv) Quý: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt .
Xin được giới thiệu một số loại gỗ cơ bản được dùng trong đồ gỗ mỹ nghệ như sau:
2.1. GỖ SƯA:
2.1.1 Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn - danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Vân gỗ sưa đỏ
- Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)
- Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
- Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
- Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất rất đẹp
- Có mùi thơm mát thoảng hương trầm
- Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cùng mọc với các loài cây khác
2.1.2 Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa rất đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam - Trung Quốc (tại đây họ gọi nó là - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.
Vân gỗ sưa
2.1.3 Tóm lại:
(i). Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được va đập, mưa nắng. Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất rất đẹp có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục. Gỗ sưa chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa có thớ mịn, có nhiều hoa văn rất đẹp. Gỗ sưa đỏ giá trị cao hơn gỗ sưa trắng. Đặc biệt gỗ sưa đen rất hiếm gặp - người ta gọi là tuyệt gỗ.
(ii)Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Tại Trung Quốc, từ đầu Công Nguyên, cuốn sách "Cổ kim chú thảo mộc" đã viết gỗ sưa ở khu rừng Việt Nam là loại tốt nhất.. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
Xâu tràng hạt gỗ sưa
(iii) Ngoài ra, gỗ sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt gỗ sưa với giá hàng nghìn USD.
(iv) Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có ý kiến cho rằng ở Trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày... Hiện gỗ sưa đang được các thương lậu Trung Quốc thu mua với giá cả rất cao và ảnh hưởng đến sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
2.1.4 Nhận biết gỗ sưa:
Trong dân gian người ta dùng 4 phương pháp cơ bản như sau :
(i) Nhìn - quan sát bằng mắt thường :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu Vân gỗ trắc - Sắc gỗ sưa )
Vân và màu gỗ Sưa đỏ
+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất rất đẹp. Sách cổ của Trung Quốc viết rằng loại vân gỗ sưa nổi lên từng đám rất kỳ ạ với hình mặt Quỷ.
+ Toom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có toom màu đen.
(ii) Ngửi: đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
Hoặc để gỗ trong một túi ly nông buộc kín để qua đêm, sáng hôm sau mở túi ra ta sẽ ngửi thấy một mùi hương thơm ngát không thể nhầm lẫn được với các mùi khác. Bạn chỉ cần ngửi 1 lần hương gỗ sưa bạn sẽ không thể quên và rất khó nhầm lẫn với các loại mùi của gỗ khác.
(iii) Cân: nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai ... nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, ...
(iv) Ngâm nước sôi: Cho gỗ (đã lau sạch) vào chiếc chậu tráng men hoặc bát tô sứ to (tốt nhất là men màu trắng để còn xem váng bám trên thành chậu ). Đổ nước đun sôi vào ngập mảnh gỗ, đóng lắp đậy, để yên lặng và ngâm khoảng 25-30 phút. Sau đó nhẹ nhàng mở lắp đậy và quan sát:
- Mùi tinh dầu thơm ngát tỏa ra theo hơi nước bay lên
- Màu nước trong hơi ngả màu hồng (với sưa đỏ) , hơi vàng với sưa trắng. Với gỗ mới còn tươi, có thể có váng dầu nổi loang trên mặt nước. Nếu màu nước đục, đỏ quạch thì đó là gỗ hương (rất hay bị nhầm lẫn với gỗ sưa).
- Lấy gỗ ra, đổ nước đi : trên thành chậu (hoặcbát sứ) có một lớp viền váng dầu màu hồng trên mặt nước bám vào. thay đổi góc độ quan sát ta thấy lớp viền này phản xạ màu óng ánh rất rất đẹp. (đây chính là tinh dầu gỗ sưa khi ngâm nước nóng đã bị thôi ra bám vào thành chậu). Ngửi lóp tinh dầu này vẫn thấy hơi thoang thoảng mùi thơm dễ chịu.
Tùy vào những món đồ trong thực tế, ta có thể áp dụng một, hai, hoặc cả bốn phương pháp kiểm định trên.
2.1.5 MỘT SỐ ĐỒ GỖ SƯA:
Giường Long Sàng gỗ sưa tại Trung quốc, có giá hàng triệu USD
Chiếu gỗ sưa đỏ
Tại một siêu thị của Trung Quốc, thanh gỗ sưa đỏ này đang được niêm yết với giá 398 vạn Tệ (tương ứng khoảng 14 tỷ đồng Việt Nam )
Điếu cổ gỗ sưa đỏ.
Tranh Tứ Bình cổ - Gỗ Sưa đỏ - Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
2.2. GỖ TRẮC:
2.2.1 Gỗ trắc: là một loại gỗ rất quý, trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu.
Vân gỗ trắc
2.2.2 Gỗ trắc tại Việt Nam hiện nay có 4 loại : Trắc đỏ (trắc vàng), trắc đen, trắc dây, trắc Nam Phi (trắc ngố).
Trong đó trắc đỏ, trắc đen có giá trị cao nhất (từ 200 ngàn đồng/kg -> trên triệu đồng/kg tùy kích thước gỗ). Người Trung Quốc ưa chuộng trắc đỏ và người ta gọi là Hồng Mộc. Người Việt Nam ưa chuộng trắc đen. Riêng trắc dây có đặc điểm thân gỗ nhỏ nên chỉ đóng được các chi tiết như tay ghế ... nên giá trị không cao, chỉ trên dưới 100 ngàn đồng/kg. Trắc Nam Phi là loại gỗ mới được nhập về, do đặc điểm hay bị nứt và co giãn mạnh nên chưa được ưa chuộng, giá chỉ vào khoảng 30- 50 triệu đồng/m3 tùy kích thước gỗ.
Trắc đỏ: Dalbergia balansae (trắc vàng),
Dalbergia nigrescens (trắc đen).
Trắc dây: loại cây leo có vân rất rất đẹp nhưng cây gỗ nhỏ nên giá không cao. Loại này chủ yếu có từ khu rừng Quảng Ngãi trở vào, cũng có bên Lào và Campuchia.
Trắc Nam Phi: Một loại gỗ mới được nhập từ Châu Phi, tuy vân tương đối rất đẹp nhưng toom hơi to, không có tinh dầu, hiện nay chưa được ưa chuộng bởi gỗ hay rạn nứt và co giãn rất nhiều khi sự thay đổi nhiệt độ nóng ẩm tại Việt Nam.
2.2.3 Gỗ trắc thường dùng để đóng: bàn ghế, sập, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.
Sập gỗ trắc đen, mặt 2 lá, hiện đang có giá trên 1 tỷ đồng Việt Nam
2.3.4 Đặc điểm : Trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
- Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
(gỗ trắc Nam Phi không có tinh dầu)
Gỗ trắc đỏ Việt Nam rất được người Trung Quốc ưa chuộng, giá họ thu mua chỉ đứng sau gỗ sưa
2.2.5 Nhận biết gỗ trắc:
Trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :
(i) Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất rất đẹp,
Gỗ trắc đỏ vâm chìm, nổi từng đám xoắn xít rất rất đẹp. Tom gỗ rất mịn, nặng hơn gỗ sưa, gỗ lim
+ Toom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có toom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
(iii) : Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim ...
Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai.
2.2.6 Một số đồ gỗ trắc
Salong gỗ Trắc - Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
Xem giá và chi tiết sản phẩm
Xem giá và chi tiết sản phẩm
2.3. GỖ GỤ:
2.3.1 Gỗ gụ, Gụ lau hay gõ dầu, gõ sương (danh pháp khoa học: Sindora tonkinensis) là một loài thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu. Loài này đang bị đe dọa do khai thác lạm dụng.
- Có thớ thẳng, vân rất đẹp mịn,màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm
- Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ hay được dùng để đóng bàn ghế giường tủ sập cao cấp.
- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.
- Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước, phân bố tại Campuchia, Việt Nam: Quảng Ninh (Uông Bí: Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).
Vân gỗ gụ
(ảnhminh họa : Internet)
Gỗ gõ đỏ Nam Phi, một loại gỗ mới nhập vào Việt Nam, loại gỗ này trong tương lai có thể thay thế gỗ dụ để đóng đồ gỗ mỹ nghệ vì vân và màu sắc gỗ rất đẹp, gỗ dai và bền gần tương đương với gỗ gụ
2.3.2 Đồ mỹ nghệ gỗ gụ :
XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
Tranh tứ quý gỗ gụ Xem giá và chi tiết sản phẩm!
Giá bán và chi tiết sản phẩm
Giá bán và chi tiết sản phẩm
Giá bán và chi tiết sản phẩm
Giá bán và chi tiết sản phẩm
Giá bán và chi tiết sản phẩm
Xem giá và chi tiết sản phẩm
2.4. GỖ DỔI (giổi):
Tên khoa học : Talauma gioi A.Chev.
Vân gỗ dổi
(ảnhminh họa : Internet)
Gỗ có màu vàng sáng
Talauma
- Thường được dùng để đóng đồ thờ
- Gỗ có màu vàng nhưng không sáng bằng gỗ mít
- Gỗ khi tươi nặng, nhưng khi khô thì nhẹ
Đồ mỹ nghệ gỗ dổi :
Đồ gỗ mỹ nghệ làm bằng gỗ dổi - lang nghe Hai Minh, Hai Hau, Nam Dinh
Toà (Bàn Thờ) Thiên Chúa gỗ dổi Xem giá và chi tiết sản phẩm!
Giá bán và chi tiết sản phẩm
2.5. GÕ VÀNG TÂM:
Cây vàng tâm hay Cây mỡ (danh pháp hai phần: Manglietia conifera, danh pháp khoa học cũ là M.glauca), là loài thực vật nằm trong họ Mộc lan (Magnoliaceae).
Lõi cây gỗ mỡ được gọi là gỗ vàng tâm
Cây mỡ hiện nay đang dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... loại này không phải gỗ vàng tâm. Loại cây mỡ có lõi là gỗ vàng tâm có lá và hoa như sau :
Lá, hoa cây vàng tâm hay Cây mỡ (danh pháp hai phần: Manglietia conifera, danh pháp khoa học cũ là M.glauca), là loài thực vật nằm trong họ Mộc lan (Magnoliaceae).
Gỗ Vàng Tâm là lõi sản phẩm từ cây mỡ có tên thương phẩm quốc tế là Mo. Gỗ mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ mỡ có phần gỗ giác màu xám trắng, phần gỗ lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc. Gỗ mỡ dùng chủ yếu cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà của.
Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm, đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng Tâm nhẹ và bên nên hay làm cung đình, nhà thờ, Tòa (Công Giáo), nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.
Đồ mỹ nghệ gỗ vàng tâm :
Gỗ vàng tâm thường được dùng để đóng đồ thờ, rất bền mà lại nhẹ
Bàn thờ gia tiên gỗ Vàng Tâm - Xem giá và chi tiết sản phẩm!
Hoành phi câu đối gỗ Vàng Tâm - Xem giá và chi tiết sản phẩm!
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHỎE - HẠNH PHÚC - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH
------------------------------------------------------------------------
Liên hệ :
- Địa chỉ: số 1 - Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại : 0913.870.861
- Email: dothohaimanh.vn@gmail.com
- Trang web : https://dothogiadinh.vn
--------------------------------------------
Quý khách có thể Bấm vào đường dẫn sau đây để tham khảo thêm chuyên san có nội dung liên quan:
Gỗ Vàng Tâm là gì ? Giá trị gỗ Vàng Tâm.
Gỗ Ngọc am là gì ? Giá trị gỗ Ngọc Am.
Gỗ Nu là gì ? Giá trị gỗ Nu
Gỗ sưa là gỗ gì ? Cách nhận biết gỗ sưa
Phân biệt gỗ Trắc đỏ, trắc đen, trắc dây, trắc Nam Phi
Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và các loại gỗ làm đồ gỗ mỹ nghệ
Tải sao gỗ sưa lại đắt và quý ?
Gỗ sưa để chữa bệnh viêm xương ?
Gỗ Sưa đắt như thế nào ?
Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh
Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013
Hải Minh hôm nay
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới rất đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...