global banners

Làng nghề Sơn Đồng được ghi danh trong sách kỷ lục Việt Nam

Thứ bảy - 28/07/2018 10:40
Với lịch sử 1000 năm hình thành và phát triển, làng nghề Sơn Đồng vẫn duy trì và phát triển nghề chế tác tượng, đồ thờ phụng. Sơn Đồng được nhà nước ghi nhận sự

Cổng vào làng nghề Ngô Đồng

Cổng vào làng nghề Ngô Đồng

Làng nghề Ngô Đồng là một làng cổ với nghề truyền thống là đúc, tạc tượng giả cổ và đóng đồ thờ cúng, cung cấp các loại đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Từ xa xưa, biết bao nghệ nhân của làng nghề Ngô Đồng đã được vua Khải Định ban thưởng, hàng trăm người thợ được phong Tước bá hộ kỹ nghệ; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Làng nghề Ngô Đồng nằm trong danh sách 65 làng nghề truyền thông của Việt Nam được tổng hợp từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển các Làng nghề Thủ công truyền thống Việt Nam.

Tượng Phật - Tượng Mẫu nổi tiếng làng nghề Ngô Đồng

Tượng Phật - Tượng Mẫu nổi tiếng làng nghề Ngô Đồng

Sản phẩm của làng nghề mỹ nghệ Ngô Đồng chuyên về tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, thếp bạc, phục vụ đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Tượng gỗ của Ngô Đồng có quy cách, tỷ lệ nhất định giữa các bộ phận nên tượng tạc ra rất cân đối và có nét đặc sắc riêng. Điều đặc biệt là dù khách hàng đặt tạc bất cứ pho tượng thờ nào thì người thợ Ngô Đồng đều làm được ngay mà không cần mẫu có sẵn. Từ những thân gỗ mít, qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ Ngô Đồng, những pho tượng được hình thành như có hồn và trở nên sống động vô cùng. Để làm được điều đó, người thợ phải có kinh nghiệm, có kiến thức về văn hóa Phật giáo, văn hóa tâm linh, hiểu được các điển tích, tính cách, vị trí của từng pho tượng trong tâm thức.

Hiện nay, làng nghề Ngô Đồng có hơn 2.5000 hộ với hơn 400 hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ trong đó có hơn 300 xưởng sản xuất chuyên làm nghề điêu khắc gỗ phục vụ nhu cầu cho các gia đình, đền chùa, điện thờ,... trên khắp cả nước. Không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của xã, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương mà Ngô Đồng còn gìn giữ nét văn hóa, bảo vệ và xây dựng thương hiệu làng nghề phát triển ngày càng bền vững. 

Làng nghề truyền thống chuyên chế tác tượng và đồ thờ

Làng nghề truyền thống chuyên chế tác tượng và đồ thờ

Thành tựu và dấu mốc phát triển qua nhiều năm:

  • Năm 2007: theo quyết định 474, làng nghề mỹ nghệ Ngô Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
  • Năm 2008: UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) đã phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống Ngô Đồng kết hợp du lịch đến năm 2010.
  • Năm 2013: làng nghề mỹ nghệ xã Ngô Đồng đã triển khai thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể nghề điêu khắc, tạc tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Ngô Đồng.
  • Tháng 9/2015: Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn cho Hội làng nghề mỹ nghệ xã Ngô Đồng quản lý và sử dụng Nhãn hiệu 20 nhóm sản phẩm làm từ gỗ sơn son thếp vàng, thếp bạc. 

Đến với làng nghề Ngô Đồng, được trực tiếp xem những người nghệ nhân tạc tượng, đúc đóng tượng, đồ thờ cúng từ những khúc gỗ mộc thật tỉ mỉ và say sưa tạo ra một sức hút mãnh liệt mà du khách không thể rời mắt. Mỗi sản phẩm làm ra đều người người dân nơi đây trân trọng, tôn kính, họ gọi những bức tượng là Ông Tượng, Ngài Tượng. Dù khách hàng là ai thì những bức tặng gỗ thành phẩm đều được quấn một tấm vải đỏ phủ kín, sắp xếp ngôi thứ rành mạch, rõ ràng. Chính những chi tiết đơn giản ấy đã tạo nên một nét rất đẹp văn hóa, một nếp nghề thực sự đáng quý.

Hãy một lần ghé qua nơi đây để đến gần hơn với cái tín ngưỡng tâm linh của cha ông, để chiêm ngưỡng những sản phẩm đồ mỹ nghệ rất đẹp mắt và chiêm nghiệm nhiều đạo lý trong cuộc sống.

Thông tin lấy từ nguồn:

  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Làng-nghề-Sơn-Đồng
  • Báo Sống trẻ
  • Báo Việt Nam mới
  • Cổng thông tin điện tử - UBND TP Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây