global banners

Hoành phi câu đối trong ngôi nhà Huế

Thứ tư - 25/07/2018 11:16
Hoành phi vốn là bức thư họa, tức là bức “tranh chữ”. Thay vì viết những nét chữ “rồng bay, phượng múa” lên giấy, vải, lụa…, người xưa đã chạm, khắc, sơn thếp… văn tự lên những chất liệu bền vững như gỗ, đá… để tạo ra những bức “tranh chữ” bề thế, sang tr

 

 

Do go Hai Minh

Ảnh 01: Hai bức hoành phi có phong cách tạo hình, kiểu chữ và chất liệu khác nhau, treo trong chính đường của nhà vườn An Hiên

1. Có hai loại hoành phi khá phổ biến ở nước ta: hoành phi trang trí và hoành phi thờ tự. Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa để trang trí, vừa thể hiện một tín niệm nào đó của chủ nhân, có khi là một lời khuyên dạy của tiền nhân với hậu duệ trong gia tộc. Hoành phi thờ tự là loại hoành phi phổ biến trong các đình chùa, miếu vũ, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm.

Ảnh 02: Bức hoành phi Văn vũ trung hiếu bằng gỗ chạm lộng sơn then thếp vàng, lạc khoản đề Bảo Đại Đinh sửu đông (1937) treo trong chính đường của nhà vườn An Hiên

Nội dung của hoành phi thường nghiêm túc, trang trọng. Hình thức của hoành phi cũng rất phong phú: có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh, văn tự thể hiện chân phương, sơn son thếp vàng; có khi hoành phi được thể hiện kiểu cuốn thư, văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ rất cầu kỳ, được sơn thếp rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất tinh xảo.

Do go Hai Minh

Ảnh 03: Hoành phi và câu đối trong một ngôi nhà rường phục nguyên của nhà vườn Thảm

2. Câu đối còn gọi là doanh thiếp, doanh liên hay đối liên. Doanh, chữ Hán nghĩa là ‘cây cột’, thiếp là ‘tờ giấy’, liên là ‘liên kết’, đối là ‘đi đôi, song song, một cặp đối xứng’. Thuở trước, câu đối còn được gọi là liên hay liễn. Liễn là hai tấm giấy, hoặc hai vóc lụa dài để viết câu đối, có nẹp trục để cuộn.(*) Câu đối là một loại hình văn hóa rất được người Việt ưa thích, từ tầng lớp thường dân cho đến các bậc thức giả, quyền quý. Câu đối xuất hiện trong rất nhiều sinh hoạt đời thường của dân ta: đón Tết, mừng xuân, tân gia, hôn sự, sinh con, đỗ đạt, thăng tiến, vinh danh, tuyên dương, vịnh cảnh, bài trí ở các nơi thờ tự, tôn miếu, chùa chiền… Thậm chí có cả những câu đối dùng để chê người, chửi đời…

Câu đối ngày trước viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Câu đối đời nay viết bằng chữ quốc ngữ, theo kiểu “thư pháp Việt”. Câu đối được viết, khắc, chạm trổ… trên rất nhiều chất liệu khác nhau: giấy, lụa, gỗ, đá, kim loại… muôn hình vạn trạng.

Do go Hai Minh

Ảnh 04: Bức hoành phi Tế mỹ do Tổng đốc An Tĩnh Trần Đình Bá tặng cho phò mã Nguyễn Hữu Tiễn vào năm 1922, treo ở từ đường Ngọc Sơn công chúa.

Về nội dung, có loại câu đối trích dẫn nhiều điển tích, kinh điển; có loại ngôn ngữ mộc mạc chân chất. Có câu đối dùng để chúc tụng, biếu tặng nên hình thức cầu kỳ, chạm khắc tinh xảo, sơn thếp sang trọng. Có câu đối viết trên giấy, trên vải dùng để trang trí trong nhà dăm ba bữa Tết. Có câu đối chỉ đọc cho người khác nghe, xong rồi thôi, không lưu lại bút tích.

Do go Hai Minh

Ảnh 05: Hoành phi và câu đối bài trí ở gian giữa Ngọc Sơn công chúa từ đường

3.   Huế là nơi còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối bậc nhất Việt Nam hiện nay, nhất là những hoành phi, câu đối được chạm khắc trên đá, trên gỗ một cách bền vững, giàu thẩm mỹ và nghệ thuật.

Do go Hai Minh

Ảnh 06: Tranh thờ và câu đối bài trí ở gian giữa nhà vườn

Ngày trước, Huế là kinh đô của cả nước, nên triều đình phong kiến cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm… Ở những nơi ấy, hoành phi và câu đối trở thành những vật bài trí không thể thiêu vắng. Huế còn có nhiều chùa chiền, đền miếu, nơi mà hoành phi, câu đối không chỉ là vật bài trí mà còn là thứ để thờ tự, để vinh danh và truyền bảo luân lý, đạo thường. Ngoài ra, vì là kinh đô, nên Huế sinh ra một tầng lớp quan liêu và quý tộc. Những người này sinh sống trong hàng trăm dinh thự, phủ đệ tọa lạc trong những khu vườn mênh mông ở Vỹ Dạ, Kim Long, An Cựu, Ngự Viên… Nơi ở của tầng lớp này thường là những ngôi nhà rường ba gian hai chái với rất nhiều hàng cột và hệ thống liên ba, đố bản. Đó là những nơi vô cùng thích hợp để bài trí hoành phi và câu đối. Không một người Huế nào có thể hình dung trong một ngôi nhà rường kiểu Huế lại vắng bóng hoành phi và câu đối.

Do go Hai Minh

Ảnh 07: Câu đối khảm bằng sành sứ ở bên trong cổng Lạc Tịnh Viên

Sau cùng, Huế là nơi hội tụ các bậc thức giả của cả nước. Họ là những vị hoàng thân quốc thích thông kinh bác sử; là quan lại lưu kinh phụng mệnh triều đình; là những Nho sinh đang “sôi kinh nấu sử” chờ ngày ứng thí… Tầng lớp này chính là “tác giả” của vô số hoành phi, câu đối hiện đang bài trí trong những ngôi nhà kiểu xưa của xứ Huế. Đó là những phương ngôn, triết lý của Nho giáo hay những lời ca ngợi, biểu dương chạm khắc trên hoành phi. Đó là những lời xưng tụng thượng cấp hay đồng liêu; là lời chúc mừng bằng hữu đỗ đạt hay thăng tiến… hiện diện trên những cặp câu đối bằng gỗ được chạm khảm cầu kỳ.

Do go Hai Minh

Ảnh 08: Câu đối theo kiểu chữ lệ khắc trên thân dừa, treo ở đình Nhân Hậu của Lạc Tịnh Viên

Chế độ phong kiến kết thúc, nhưng gia phong dưới những mái nhà rường xứ Huế vẫn còn. Hậu duệ của các bậc quý tộc, quan liêu xưa vẫn tìm cách níu giữ thời hoàng kim quá vãng bằng việc nâng niu những di sản mà tiền nhân để lại, trong đó có hoành phi và câu đối.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh khốn khó thời hậu chiến, nhiều người buộc lòng bán đi nhiều kỷ vật của gia tộc, kể cả hoành phi và câu đối, để mưu sinh. Tiếp theo, cơn lốc thời kinh tế thị trường và làn sóng hưởng thụ cuộc sống tiện nghi đã “cuốn phăng” nhiều ngôi nhà rường truyền thống, thay thế bằng những villa hiện đại và những ngôi nhà hình ống. Hoành phi và câu đối cũng theo đó mà mất mát khá nhiều.

Vài năm trở lại đây, đời sống kinh tế khá lên, cũng như nhiều nơi khác, ở Huế đã xuất hiện những “đại gia” hoài cổ. Họ tìm mua xác nhà rường xưa, mang về phục dựng trong những trang viên cô tịch ở vùng đồi núi phía tây miền Hương Ngự để làm nơi thư nhàn. Hoành phi và câu đối cũng theo đó mà về lại với Huế...

(*) Trần Lê Sáng (Cb), 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 15 và tr.17.

Trân Huyền
(Theo báo Cổ vật Huế

HOÀNH PHI CÂU ĐỐI

Do go My Nghe Hai Minh

Do go My Nghe Hai Minh

Do go My Nghe Hai Minh

Do go My Nghe Hai Minh

  • KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

    Đồ Thờ Hải Mạnh

    số 63 đường 25m Thanh Liệt, Hà Nội

    ĐT: 0913.870.861 , Email : dothohaimanh.vn@gmail.com

    https://dothogiadinh.vn , www.fb.com/dothohanoi

    Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

    • Thế nào là Câu Đối

      Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên

    • Câu đối hay trên Lăng mộ

      Thế nào là Hoành Phi

    • Chữ trên hoành phi

    • Hoành phi câu đối Hán Nôm

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 1) 

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 2) 

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 3) 

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 4a) 

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 4b) 

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 5) 

    Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên

    Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên

    Lập và trang trí bàn thờ Tổ, bàn thờ chi, bàn thờ Vọng, bàn thờ người mới mất, bàn thờ bà cô ông mãnh

    Bàn thờ tổ tiên - nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

    Bàn  thờ Phật - Bàn thờ Gia Tiên trong nhà

    Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng

    Cách đặt ảnh thờ

    Tại sao lại Nam Tả - Nữ Hữu

    Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo

    Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình

    Bàn thờ Thần Tài và Ông Địa

    •  

    Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

    Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

    Hải Minh hôm nay

    Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

    Hải Minh đường tới rất đẹp giàu

    Kèn đồng Phạm Pháo

    Cầu Ngói chợ Lương

    Bàn thờ Thiên Chúa

    Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

    Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây