global banners

Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ?

Thứ bảy - 28/07/2018 12:26
“nam tả, nữ hữu” được nhiều người biết và vận dụng vào cuộc sống, nghi lễ, vào thờ phụng như sắp đặt di ảnh thờ,... nhưng ít người hiểu vì sao lại có quy tắc đó, ai đó nêu lên rồi mọi người theo mà trở thành cách nói truyền thống. ở mỗi lĩnh vực đó có c

Mynghehaiminh.vn

Để phân tích cơ sở khoa học của quy tắc “nam tả - nữ hữu”, tôi nêu một quy tắc khác để so sánh. Dưới chế độ phong kiến có một quy tắc đạo đức là “phu xướng - phụ tùy” nghĩa là chồng nói thì vợ phải tuân theo. Nhưng khi chế độ phong kiến không còn nữa thì quy tắc này cũng không tồn tại vì nó thuộc phạm trù đạo đức giai cấp; còn quy tắc “nam tả, nữ hữu” thì tồn tại mãi, vì nó thuộc phạm trù khoa học.

Cơ sở khoa học của quy tắc này trước hết dựa vào lý thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc cổ đại. Theo thuyết này thì âm dương là hai mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại. Quy luật âm dương được vận dụng nhiều trong cuộc sống, ví dụ trong y học nếu một vùng nào đó bị đau thì y học Trung Quốc coi vùng đó bị mất cân bằng âm dương, nếu âm suy thì dùng thuốc bổ âm để kích âm lên, nếu dương suy thì dùng thuốc bổ dương để kích dương lên. Hoặc khi xoa xát, ấn huyệt, thầy thuốc đông y hướng dẫn phải xoa xát bên tay trái trước, tức là phải tác động bên dương trước. Khi xoa vuốt cánh tay thì phải tuân theo “dương giáng âm thăng” nghĩa là phải vuốt phía ngoài cánh tay (mặt dương), từ bả vai xuống bàn tay - dương giáng, rồi đến phía trong cánh tay (mặt âm) từ lòng bàn tay đến vùng nách - âm thăng.

Cũng theo thuyết âm dương thì đàn ông là dương (chính), đàn bà là âm (chính); trong một con người thì phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là dương phía tay phải là âm. Vận dụng quan niệm này thì khi một người nam và một người nữ nằm cạnh nhau thì nam (dương) phải ở vị trí bên trái (tả), nữ (âm) ở vị trí bên phải (hữu). Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương. Vậy nam nằm bên trái (tả) nữ nằm bên phải (hữu) nam là hợp quy luật âm dương.

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Ngoài quy luật âm dương đã được giải thích trên thì việc người chồng nằm bên trái người vợ và ngược lại còn được lý giải ở một số cơ sở khoa học sau đây.

Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã hỏi nhiều cặp vợ chồng tuổi cao niên, tuổi trung niên và cả thanh niên rằng: “Khi lấy nhau cha mẹ có bày cho các vị cách nằm bên nhau thế nào cho hợp lý không?” Tất cả đều nói: “Cha mẹ không ai bày điều đó.” Tôi hỏi tiếp: “Thế khi nằm bên nhau các ông các bà nằm với nhau theo hướng nào?” Nhiều người trả lời: “Bà gối đầu lên tay phải ông hoặc ông gối đầu lên tay trái bà”. Tôi lại hỏi: “Tại sao lại nằm như vậy?” Họ trả lời: “Do thói quen thôi”. Họ nói theo thói quen nhưng thực ra không phải do thói quen vì thói quen phải có quá trình rèn luyện. Theo tôi, họ nằm như vậy vì họ thấy thuận tiện, họ đã làm theo lẽ tự nhiên. Họ đã nằm phù hợp với “quy luật âm dương” một cách tự phát.

Ở khía cạnh khác, khi người vợ nằm ngửa gối đầu lên tay phải người chồng, người chồng nằm nghiêng gác tay gác chân lên thân mình người vợ, thì người vợ cảm thấy tự tin, hạnh phúc là được người chồng che chở bảo vệ. Còn khi người chồng trong tư thế đó cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện mình là người bảo vệ vợ tốt nhất. Cảm giác tự tin vui sướng đó đưa họ vào giấc ngủ sâu hơn, dài hơn. Mặt khác, trong tư thế đó người chồng cảm thấy mình là người chủ động, còn trong tư thế nằm ngửa người vợ ở trạng thái thụ động. Điều này đúng với “quy luật tâm lý giới tính”.

Ngoài ra việc người chồng ở bên tay trái vợ để nằm nghiêng về bên phải mình thì hô hấp dễ thông suốt, đồng thời làm cho thức ăn trong dạ dày đi vào ruột non được thuận lợi; nên về mặt sinh lý, ở tư thế này người chồng nằm được lâu hơn. Ngược lại, nếu người chồng nằm bên phải vợ do tính chủ động của người đàn ông buộc anh ta phải nằm nghiêng bên trái mình để ôm vợ thì ở tư thế này không nằm lâu được vì tim bị chèn ép, do đó không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên. Như vậy, việc nam nằm bên trái nữ (nam tả), nữ nằm bên phải nam (nữ hữu) là hợp “quy luật sinh lý”.

Đó là ba quy luật làm cơ sở khoa học cho quy tắc “nam tả, nữ hữu”. Khi đang sống nằm bên nhau ta đã vô tình làm theo quy tắc đó, vậy khi chụp ảnh chung, treo ảnh ông bà trên bàn thờ, khi quy tập hài cốt ông bà vào một chỗ, tại sao nhiều người lại không có ý thức làm đúng như vậy? Tôi không rõ về mặt tâm linh các cụ có thắc mắc gì khi con cháu đặt không đúng vị trí của mình “ông bên trái bà bên phải”. Còn những ai có hiểu nghĩa đen của cụm từ “nam tả, nữ hữu” đã được truyền tụng từ xưa đến nay thì việc làm tùy tiện như thế là sai. Bây giờ khi ta hiểu ý nghĩa của quy tắc đó thì ta cần làm đúng như vậy trong bất kì trường hợp nào.

Theo: ngheandost.gov.vn  ( Lê Trần Điền )

VẬN DỤNG NAM TẢ NỮ HỮU TRONG CUỘC SỐNG

Theo hướng nhìn của người tọa , Nam Tả -  Nữ Hữu đang được vận dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn :

1.KHI CHỤP ẢNH: Nam bên trái - Nữ bên phải

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Nam bên trái - Nữ bên phải

2.TRONG LỄ NGHI TIẾP KHÁCH :

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

 Chủ nhà bên trái - Khách bên phải (theo hướng của chủ tọa)

3. Sắp xếp di ảnh trên bàn thờ: 

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

Ảnh cụ ông đặt bên trái , cụ bà đặt bên phải (theo hướng chủ tọa từ trong nhìn ra)

4.Đặt tượng trong nhà thờ :

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

Tượng Thánh Giuse đặt bên Trái , tượng Đức Mẹ đặt bên phải

 

5.  Tả ngạn - Hữu ngạn của một dòng sông: khi một người đứng từ đầu nguồi nhìn về cuối nguồn của một dòng sông, thì bên trái người đó được gọi là tả ngạn , bên phải  gọi là hữu ngạn. Ví dụ bên phía Gia Lâm được gọi là Tả ngạn sông Hồng , bên Nội thành Hà Nội được gọi là Hữu ngạn sông Hồng...

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINH

(ảnh minh họa được sưu tầm trên Internet)

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

 

VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH  BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN

Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên

Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên

Lập và trang trí bàn thờ Tổ, bàn thờ chi, bàn thờ Vọng, bàn thờ người mới mất, bàn thờ bà cô ông mãnh

Bàn thờ tổ tiên - nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

Bàn  thờ Phật - Bàn thờ Gia Tiên trong nhà

Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng

Cách đặt ảnh thờ

Tại sao lại Nam Tả - Nữ Hữu

Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo

Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình

Bàn thờ Thần Tài và Ông Địa

Thế nào là Hoành Phi

Chữ trên hoành phi

Thế nào là Câu Đối

Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây