Lễ cúng Tất niên là một nghi thức vô cùng quan trọng đối với người Việt nhằm ghi nhận việc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Lễ cúng tất niên thường diễn ra vào ngày cuối năm âm lịch, là ngày mà các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần lại với nhau để ăn bữa cơm tất niên và chào đón năm mới. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin về cách chuẩn bị lễ cúng Tất niên và những điều cấm kỵ cần tránh, mời các bạn tham khảo!
Xem thêm: Cần chuẩn bị những gì để cúng ông Công ông Táo?
Cúng tất niên là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, là một nét văn hóa truyền thống vô cùng rất đẹp của người Việt. Cúng Tất niên là một nghi thức đánh dấu kết thúc năm mới và đón chào năm mới. Theo quan niệm dân gian thì cúng Tất niên chính là cách mời tổ tiên, thần linh về ăn tết với gia đình. Tất niên cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình có dịp sum họp, quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những chuyện của năm cũ và những dự định trong năm mới.
Cách chuẩn bị lễ cúng Tất niên và những điều cấm kỵ nên tránh
Lễ cúng Tất niên có thể diễn ra vào tối ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Thời khắc 0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng (Giao thừa) là thời khắc quan trọng nhất, nó đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong lễ cúng Tất niên, mọi gia đình đều phải chuẩn bị bàn thờ cúng và mâm cỗ cúng thịnh soạn. Những vật dụng cần có để cúng Tất niên gồm có: hương, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, mâm ngũ quả, mâm cỗ mặn được chế biến thơm ngon và bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.
Bàn thờ cúng Tất niên cần chuẩn bị đầy đủ, tươm tất
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, mỗi thời kỳ mà có sự khác nhau trong mâm cỗ cúng.
– Miền Bắc: Gồm bát canh bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông, đĩa thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa nộm, đĩa dưa hành muối…
– Miền Trung: Gồm bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, gỏi tai heo, thịt heo luộc, ram, thịt heo nướng, vịt quay, bánh xèo…
– Miền Nam: Gồm bánh tét, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, đĩa thịt heo luộc, chả giò, gỏi tôm thịt, đĩa dưa giá, củ kiệu…
Mâm cỗ cúng tất niên được bày biện đầy đặn, trang nghiêm
– Làm cỗ cúng vào chiều và tối bởi đây là thời điểm hoàn hảo nhất khi mà mọi công việc năm cũ gần như kết thúc, nhà cửa được trang hoàng và các thành viên gia đình đã kịp trở về.
– Chuẩn bị lễ cúng trước khi ăn ăn bữa cơm Tất niên.
– Mâm cơm cúng không như ngày thường: mâm cơm cúng Tất niên bao giờ cũng được chăm chút với những món ăn đặc trưng của ngày Tết, được trang hoàng với cành đào, mâm ngũ quả và các món ăn đặc biệt như bánh chưng, bánh tét…
– Lúc cúng không được đùa cợt, cười nói quá to, nói bậy, gọi tên trẻ nhỏ…
– Tạo không khí vui vẻ trong bữa cơm Tất niên, kiêng cãi vã, chửi rủa, chỉ nên nói những chuyện vui…
– Tránh làm đổ vỡ.
Bàn thờ cúng Tất niên đầy đủ, trang nghiêm
Xưởng sản xuất nội thất phòng thờ đặt đóng của chúng tôi. Xưởng sản xuất với quy mô lớn, đội ngũ làm việc chuyên nghiệp mang lại những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng.
Quý khách hàng cần tư vấn về các mẫu bàn thờ, tủ thờ rất đẹp cho phòng thờ nhà mình phong cách truyền thống, hiện đại hay các nội thất đồ thờ cúng rất đẹp, sản phẩm nội thất khác tương hợp với không gian sống nhà mình mà vẫn chuẩn phong thủy, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tốt nhất theo địa chỉ:
Địa chỉ: Số 63 đường 25m Thanh Liệt, Hà Nội
Tel: 094.345.9934 – Hotline: 0913.870.861 (zalo/facebook/viber) (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 hàng ngày
Website: https://dothogiadinh.vn
Email: dothogiadinh.vn@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU
Người dịch Đặng Minh Tuấn