global banners

Mâm ngũ quả cho ngày cưới và ngày tết theo phong thủy

Thứ tư - 25/07/2018 10:35
Mâm ngũ quảlà một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán, ngày cướicủa người Việt. Mâm ngũ quả được bàytrên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách , có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn

   

    Đặc biệt  Mâm Quả Ngày Cưới của người Việt:vào ngày tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ mang những lễ vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.

bánh cưới

mâm ngũ quả ngày cưới

Theo Phong Thủy:  mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên.

  +  Nải chuối:  có màu xanh tượng trưng Đông phương,

  + Quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương,

   + Quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương,

   + Quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương

   +  Một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.

   Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.  Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

Ý nghĩa các loại quả  trong mâm ngũ quả

  Đối với người Miền Bắc : Mâm ngũ quả  bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Ngoài ra còn có :

    Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

    Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

    Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

    Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

    Đào: thể hiện sự thăng tiến.

    Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

    Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.

    Thanh long: ý rồng mây gặp hội.

    Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.

    Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.

    Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

    Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.

    Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

  Nhìn chung, người Miền Bắc cho rằng  hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao rất đẹp mắt là được.

 Đối với người Miền Nam :  cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.  Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu "quýt làm cam chịu". Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu "cầu sung vừa đủ xài”, thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng.


      Trong cuộc sống hiện đại ngày nay:  mâm ngũ quả  đượcthay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.  Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

 

ảnh : các nguồn sưu tập trên internet.

 

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

xem thêm

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới rất đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây